Mỗi đứa trẻ đều có quyền hít thở không khí trong lành, để có thể lớn lên và phát huy toàn bộ tiềm năng của bản thân.
Theo báo cáo mới công bố của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ô nhiễm không khí đã giết chết khoảng 600.000 trẻ em trong năm 2016. Báo cáo cho thấy 93% người dưới 15 tuổi - khoảng 1,8 tỷ trẻ em và thanh thiếu niên — đang phải hít thở không khí độc hại mỗi ngày.
"Không khí ô nhiễm đang đầu độc hàng triệu trẻ em và làm hỏng cuộc sống của các em", Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trong một tuyên bố. "Điều này không thể tha thứ được. Mỗi đứa trẻ đều có quyền hít thở không khí trong lành, để có thể lớn lên và phát huy toàn bộ tiềm năng của bản thân".
Báo cáo của WHO: Ô nhiễm không khí giết chết 600.000 trẻ em vào năm 2016
Từ hôm nay 30 tháng 10 cho đến hết ngày 1 tháng 11, tại Geneva, Thụy Sĩ đang diễn ra Hội nghị toàn cầu về Ô nhiễm không khí và sức khỏe. Đây là hội nghị đầu tiên được WHO tổ chức về vấn đề này.
Trước thềm hội nghị, WHO công bố một báo cáo dựa vào các số liệu chất lượng không khí trên toàn cầu và tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em. Trong đó ghi nhận các hạt sulfate và bụi đen (carbon vô định hình sinh ra từ quá trình đốt cháy không hoàn toàn các chất hữu cơ) có kích thước nhỏ hơn 2,5 micromet có thể tích tụ trong hệ hô hấp và hệ tim mạch..
Các chất ô nhiễm này xuất hiện rất nhiều trong không khí ngoài trời (AAP), từ khí thải xe cộ hoặc các nhà máy nhiệt điện, nhà máy sử dụng nguyên liệu hóa thạch. Nhưng chúng cũng được tìm thấy cả ở không khí trong nhà (HAP), từ vật liệu xây dựng hoặc từ khói nấu ăn và sưởi ấm.
WHO ước tính có 7 triệu người chết sớm do sự ảnh hưởng kết hợp của HAP và AAP hàng năm. Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương hơn cả vì hệ hô hấp, thần kinh, tim mạch và miễn dịch vẫn đang trong quá trình phát triển chưa hoàn thiện.
Báo cáo cho thấy trẻ em ở các nước có thu nhập thấp và trung bình có gấp đôi khả năng phải hít thở không khí độc hại so với trẻ em ở các nước có thu nhập cao. 10% trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do nhiễm trùng đường hô hấp. Đó là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong nhóm tuổi, đứng thứ 2 chỉ sau sinh non.
Ở một số khu vực, chẳng hạn như vùng Châu Phi cận sa mạc Sahara, nhiễm trùng hô hấp cấp tính là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ nhỏ. Ngoài ra, bởi phụ nữ mang thai tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm có nguy cơ sinh non cao hơn, hai nguyên nhân gây tử vong cho trẻ sơ sinh này gắn liền với nhau.
"Cả AAP và HAP đều có liên quan đến tăng huyết áp trong thai kỳ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho thai phụ trên toàn thế giới" và "liên quan đến kết quả sinh sản bất lợi, bao gồm sinh non và sinh nhẹ cân", báo cáo của WHO viết.
Vậy giải pháp là gì? Theo Maria Neira, người đứng đầu bộ phận Y tế và Môi trường công cộng của WHO, chỉ có hợp tác quốc tế và việc chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo mới giúp chúng ta cứu sống được những đứa trẻ của các thế hệ tương lai.
"Ô nhiễm không khí đang kìm hãm não bộ của thế hệ con cái chúng ta, ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng theo nhiều cách hơn so với chúng ta nghi ngại, nhưng có rất nhiều cách đơn giản để giảm phát thải các chất gây ô nhiễm nguy hiểm", Neira cho biết.
"WHO đang hỗ trợ thực hiện các biện pháp chính sách y tế thông minh như tăng tốc quá trình chuyển đổi nhiên liệu sạch trong nấu ăn và và sưởi ấm, thúc đẩy sử dụng giao thông sạch, nhà ở tiết kiệm năng lượng và quy hoạch đô thị".
Tham khảo Motherboard
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập