Báo cáo mới cho thấy năng lượng tái tạo sẽ rẻ hơn nhiên liệu hoá thạch vào năm 2020

    KON,  

    Việc chuyển đổi từ năng lượng tái tạo cho phát điện sẽ không chỉ là một quyết định có ý thức cho môi trường, mà nó còn là một bước đi mang tính kinh tế.

    Năng lượng tái tạo sẽ rẻ hơn nhiên liệu hoá thạch trong vòng 2 năm tới, theo một báo cáo mới.

    Các chuyên gia dự đoán rằng đầu tư vào các cơ sở dự án hạ tầng xanh sẽ dẫn đến việc giảm chi phí năng lượng cho người tiêu dùng.

    Những cải tiến công nghệ liên tiếp đã dẫn đến sự sụt giảm nhanh chóng trong chi phí năng lượng tái tạo trong những năm gần đây, có nghĩa là một số dạng năng lượng tái tạo đã sẵn sàng có thể cạnh tranh được với nhiên liệu hoá thạch.

    Báo cáo cũng cho thấy xu hướng này sẽ còn tiếp tục, và cho đến năm 2020, "tất cả các công nghệ sản xuất năng lượng tái tạo mà đang được sử dụng cho mục đích thương mại sẽ giảm giá xuống ngang với mức giá của nhiên liệu hoá thạch."

    Trong số những công nghệ này, phần lớn sẽ nằm ở mức giá thấp, và thậm chí sẽ rẻ hơn cả nhiên liệu hoá thạch.

    Adnan Amin, Tổng giám đốc của Cơ quan Năng lượng Tái tạo quốc tế (IREA) cho hay: "Động thái này cho thấy sự thay đổi đáng kể trong mô hình năng lượng."

    "Việc chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo cho phát điện không chỉ đơn thuần là một quyết định có ý thức cho môi trường, mà hiện nay, đó còn là một bước đi mang tính kinh tế."

    Báo cáo đã xem xét cụ thể chi phí tương đối của các dự án năng lượng mới được đưa ra.

    Khi năng lượng tái tạo trở nên rẻ hơn, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng xanh.

    Jonathan Marshall, nhà phân tích năng lượng của Cơ quan Tình báo năng lượng và Khí hậu (ECIU), cho biết: "Nếu thứ mà bạn đang xây dựng để tạo ra điện có giá thành rẻ hơn, kết quả cuối cùng là sẽ chỉ phải trả ít hơn cho điện năng bắt nguồn từ nó."

    "Giá lắp đặt càng rẻ, mọi người sẽ càng được lợi."

    Hiện tại chi phí cho việc phát điện từ nhiên liệu hoá thạch giao động từ khoảng 4p đến 1p cho mỗi kilowatt giờ trên các quốc gia thành viên của G20.

    Cho đến năm 2020, IREA dự đoán năng lượng tái tạo sẽ chỉ tốn khoảng 2p đến 7p, và các dự án điện gió và gió mặt trời sẽ cung cấp điện với chi phí chỉ 2p, hoặc thậm chí còn ít hơn, vào năm tới.

    Các phương pháp sản xuất năng lượng tái tạo khác, chẳng hạn như các trang trại gió và năng lượng mặt trời, hiện tại vẫn chưa cạnh tranh được với nhiên liệu hoá thạch.

    Tuy nhiên, kết quả của các cuộc đấu giá năng lượng tái tạo gần đây cho các dự án được đưa vào hoạt động trong năm tới cho thấy các hình thức này cũng sẽ giảm giá thành.

    Đấu giá là hình thức cho phép đánh giá và dự đoán chi phí điện trong tương lai.

    Ông Amin cho biết: "Việc giảm chi phí trên tất cả các loại hình công nghệ này là điều chưa có tiền lệ, và nó cho thấy mức độ mà năng lượng tái tạo đang làm gián đoạn hệ thống năng lượng toàn cầu."

    Báo cáo mới được đưa ra sau khi năm 2017 được WWF công bố là "năm xanh nhất từ trước đến giờ" của nước Anh, và dữ liệu từ lưới điện quốc gia cho thấy 13 kỉ lục của năng lượng tái tạo đều đã bị phá vỡ.

    Tuy nhiên, chính sách hiện tại của Anh có thể cản trở sự phát triển năng lượng tái tạo.

    Ông Marshal nói: "Theo chính sách hiện nay, Vương Quốc Anh có nguy cơ bị bỏ lại phía sau, do các quốc gia khác đang tận dụng tối đa sự chi phí của năng lượng tái tạo."

    Tham khảo Independent

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày