Vẫn chưa chắc chắn được xu hướng của thế giới trong tương lai sẽ tập trung vào loại hình bảo mật nào là trên hết.
2011 là năm xuất phát khởi đầu của hệ thống bảo mật sinh trắc học - sử dụng dữ liệu đặc điểm cơ thể để nhận dạng đối tượng - vốn là một khía cạnh còn xa lạ đối với nhiều người bỗng trở nên dần phổ biến trở thành một xu hướng công nghệ trên smartphone. Mở đầu cuộc chơi là màn ra mắt của chiếc Motorola Atrix 4G, chiếc điện thoại đầu tiên sở hữu tính năng này. Ngày nay, sinh trắc học đã trở thành một trong những tiêu chuẩn quen thuộc trên những chiếc điện thoại mới được ra mắt, thậm chí nâng lên tầm cao mới khi Samsung và Microsoft tiến đến sử dụng hệ thống quét mống mắt.
Thứ hai vừa qua, hãng sản xuất điện tử Nhật Bản Hitachi đã công bố họ đang dần tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực này bằng cách tìm ra phương pháp sử dụng camera của smartphone để xác minh nhân dạng qua đường mạch máu ở đầu ngón tay.
Được biệt, các nhà khoa học tại Hitachi đã mất khá nhiều năm nghiên cứu để có thể đặt nền móng phát triển vững chắc cho công nghệ VeinID này. Thực chất, họ đã áp dụng VeinID cho một số dịch vụ bảo mật ở ngân hàng và bệnh viện, việc cần làm bây giờ là thu nhỏ quy mô của nó lại chỉ bằng một thiết bị bỏ túi như smartphone. Từ đó, họ đã cải tiến, tích hợp camera cảm biến hồng ngoại có khả năng quét, ghi lại dữ liệu hình ảnh khuôn mẫu mạch máu mà mắt thường không thể nhìn ra được.
Cụ thể, công nghệ VeinID trên smartphone sẽ lưu trữ thông tin mẫu mạch máu dựa vào các sắc thái hiển thị trên ngón tay. Độ chính xác và bảo mật của hệ thống càng được nâng cao nếu các dữ liệu của nhiều ngón tay được tổng hợp lại. Các nhà khoa học Hitachi hy vọng sẽ giúp cho những giao dịch online được thực hiện hiệu quả, an toàn hơn với sự trợ giúp của phương pháp này, đặc biệt là khi cần đến sự can thiệp vào dữ liệu bảo mật cá nhân như thẻ tín dụng hoặc bảo hiểm.
Mặc dù công cụ quét vân tay vẫn được coi là một phương thức cao cấp, nhưng không phải là bất khả thi để vượt qua. Còn đối với VeinID, Hitachi từng khẳng định đó sẽ là cả một quá trình khắc nghiệt nếu kẻ gian muốn lợi dụng điểm yếu. Tuy vậy, công nghệ trên cũng bất ngờ bị tìm ra cách qua mặt, khi một thông báo của IEEE vào năm 2014 có đề cập đến khả năng sử dụng một chiếc máy in thông thường để in mẫu mạch máu lên giấy với độ chính xác lên đến 86%. Hitachi khi đó đã không thể bình luận gì thêm.
Phá khóa máy quét mẫu mạch máu
Kể cả khi công nghệ của Hitachi có thành công hay thất bại trong cuộc thử nghiệm an ninh, thì việc nó có thu hút được khách hàng trong tương lai hay không vẫn là cả một câu hỏi hoàn toàn riêng biệt. Vẫn còn đó rất nhiều người cảm thấy lo ngại các phương thức bảo mật nhờ vân tay và mống mắt, vì đơn giản, họ ít nhiều cảm thấy việc những mạch máu ẩn sâu dưới lớp da họ có thể đảm bảo chất lượng an ninh tốt hơn vì... không bị lộ ra ngoài.
Tham khảo: Motherboard
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android