Bao nhiêu năm ăn mì gói, bạn có bao giờ thắc mắc vì sao sợi mì được làm uốn lượn như sóng không?
Có tới 4 lý do để nhà sản xuất mì gói làm vậy.
Là một thực phẩm quen thuộc, thậm chí nằm trong top tiêu thụ của người Việt, mì gói nói chung đã trở thành một “biểu tượng”. Vừa có nhiều hương vị, dễ ăn, giá thành rẻ, mì gói đáp ứng đủ tiêu chí cho một món bình dân hoàn hảo. Tuy nhiên đằng sau sự thịnh hành của các loại mì ăn liền trên thị trường là những quá trình vận hành khổng lồ, với nhiều công đoạn được nghiên cứu qua hàng chục năm. Điển hình một chi tiết nhỏ như cách tạo hình sợi mì thôi cũng là thành quả nghiên cứu kỳ công.
Không như mì Ý, bún, phở, hủ tiếu…, mì ăn liền được sản xuất thành sợi uốn lượn như sóng thay vì “duỗi thẳng”. Vì sao vậy?
1. Giúp vắt mì dễ giãn nở
Gần như mọi loại mì ăn liền đều phải chiên qua trước khi đóng gói. Và vì có thành phần chính là tinh bột nên vắt mì có thể nở ra trong quá trình chiên. Sợi mì uốn lượn giúp vắt mì dễ dàng hơn trong quá trình này.
2. Giảm chi phí đóng gói
Sợi mì lượn sóng được gấp cuộn lại giúp chúng tiết kiệm thể tích tổng thể, dù lượng mì thực tế khá nhiều. Khi thể tích nhỏ hơn thì bao bì cũng nhỏ hơn, giúp giảm chi phí sản xuất, từ đó khiến cho giá thành sản phẩm phải chăng hơn.
3. Dễ dàng vận chuyển
Khi ở dạng thẳng, sợi mì dễ bị gãy hơn từ các tác nhân bên ngoài, kể cả là tác động lực nhỏ. Khi ở dạng uốn lượn, vắt mì “vững chãi” hơn, giúp quá trình vận chuyển không quá mất công.
4. Dễ gắp hơn
Cuối cùng, bạn cũng phải thừa nhận sợi uốn cong giúp cho việc gắp dễ dàng hơn đúng không? Giả dụ giờ sợi mì thẳng tắp rồi trơn tuột đi, nếu dùng đũa kim loại thì quả là “thảm hoạ”.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời