Bất chấp giá dầu rẻ, Trung Quốc vẫn bỏ ra tới 111 tỷ USD cho năng lượng tái tạo
Giá dầu và khí đốt chạm đáy vẫn không thể chấm dứt chuỗi năm kỷ lục về đầu tư của năng lượng tái tạo.
Năng lượng tái tạo, điện mặt trời, gió..., vừa có một năm kỷ lục khi nhận được số tiền đầu tư lên tới 329 tỷ USD và tạo ra 121 gigawatt điện.
Trong 18 tháng qua, giá dầu, than và khí đốt đã chạm đáy với mức giá rẻ chưa từng thấy trong vòng một thập kỷ. Đây chỉ là một trong số ít những lý do cho thấy năm 2015 là năm khó khăn của năng lượng sạch. Nhưng thực tế lại hoàn toàn trái ngược.
Một lý do khác có thể khiến sụt giảm vốn đầu tư vào năng lượng sạch đó là châu Âu, trước đây dành rất nhiều tiền cho năng lượng sạch, đã giảm bớt đầu tư trong bối cảnh nền kinh tế phát triển trì trệ. Tính từ 2006 tới nay, năm ngoái là năm lục địa già dành ít tiền cho năng lượng sạch nhất.
Giá năng lượng hóa thạch như dầu, than và khí đốt đang giảm mạnh
Trung Quốc đã thay châu Âu trở thành nhà đầu tư lớn nhất cho năng lượng sạch. Tổng số tiền đầu tư cho cơ sở hạ tầng năng lượng sạch của quốc gia đông dân nhất thế giới trong năm ngoái lên tới 111 tỷ USD. Con số này tăng 17% so với năm ngoái và gần bằng tổng số tiền đầu tư của Mỹ và châu Âu cộng lại. Năm 2015, Mỹ dành 56 tỷ USD cho năng lượng sạch, tăng 7,5% so với năm trước và là mức cao nhất kể từ khi mức chi tiêu liên bang đạt đỉnh vào năm 2011 tới nay.
Số tiền đầu tư vào năng lượng sạch của các quốc gia (đơn vị tỷ USD)
Các quốc gia nhỏ lại đóng vai trò lớn trong đầu tư vào năng lượng sạch trong năm ngoái. Lần đầu tiên, một nửa số vốn đầu tư cho năng lượng sạch trên toàn thế giới tới từ các thị trường mới nổi.
Cũng phải nói thêm rằng, thị trường năng lượng đang có những thay đổi mang tính bước ngoặt khi lượng điện được tạo ra từ năng lượng tái tạo mỗi năm nhiều hơn tổng lượng điện tạo ra từ than đá, khí tự nhiên và dầu cộng lại. Xu hướng này được tiếp tục trong năm 2015 mặc dù giá nhiên liệu hóa thạch giảm rất mạnh.
Tổng số tiền đầu tư vào năng lượng sạch của thế giới trong 10 năm qua (đơn vị tỷ USD)
Do giá rẻ và không gây hại tới môi trường nên chắc chắn trong tương lai năng lượng sạch sẽ chiếm ưu thế. Hầu hết các quốc gia trên thế giới cũng sẽ quan tâm đầu tư vào năng lượng sạch, hướng tới phát triển bền vững.
Tham khảo Bloomberg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"