Bất ngờ: Tỷ phú Jeff Bezos chưa thực sự bay lên rìa vũ trụ, mới chỉ dừng ở khoảng không chẳng ai thèm quan tâm?
Dù chưa vận hành nhưng công ty của Jeff Bezos đã cà khịa hãng của tỷ phú Richard Branson, chê họ chưa đến rìa vũ trụ như quảng cáo.
Trong khi các tỷ phú công nghệ như Jeff Bezos, Richard Branson ăn mừng vì đã bay lên vũ trụ thành công, khơi thông mảng kinh doanh hàng không mới thì các chuyên gia lại tranh cãi liệu họ có thực sự đã đến được rìa không gian ngoài trái đất.
Cuộc tranh cãi này khá dễ hiểu bởi từ trước đến nay chưa có một quy chuẩn quốc tế rõ ràng nào về rìa vũ trụ. Thậm chí trong cuộc đua không gian vừa qua, hãng Blue Origin của Bezos còn cà khịa Virgin Atlantic của Branson rằng họ bay cao hơn và trở thành "phi hành gia vũ trụ" thực thụ chứ không như đối thủ.
Chiêu trò kinh doanh
Trên Twitter, hãng Blue Origin đã so sánh chuyến bay của họ với của Virgin Atlantic, chê bai rằng đối thủ không bay cao bằng và chưa đạt chuẩn rìa vũ trụ, được phóng bằng máy bay chứ không phải tên lửa không người lái, có cửa sổ quá bé như của máy bay, không có khoang thoát hiểm và thải quá nhiều khí nhà kính ra môi trường.
Blue Origin cà khịa Virgin Galactic về chất lượng dịch vụ chuyến bay vào vũ trụ
Không nói đến sự cạnh tranh giữa các công ty trên thị trường mới, việc định nghĩa rìa không gian cũng là một điều khá mới mẻ với ngay cả các chuyên gia vũ trụ.
Về lý thuyết , rìa vũ trụ được định nghĩa là khoảng không gian giao nhau giữa vũ trụ và khí quyển trái đất. Hiện Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA), quân đội Mỹ và Cụ quản lý hàng không liên bang Mỹ (FAA) đều thống nhất khoảng cách 80km từ mặt đất là vùng rìa không gian và chuyến bay của tỷ phú Branson đã vượt qua mốc này.
Tuy nhiên, Hiệp hội thể thao hàng không quốc tế (FAI) lại định nghĩa khoảng cách 100km từ bề mặt trái đất mới là rìa vũ trụ và chuyến bay của Bezos đã đạt mốc này.
Theo tờ The Atlantic, định nghĩa của FAI thường được biết đến nhiều hơn và được gọi là đường Karman, nhưng đây không phải tiêu chuẩn thống nhất cho toàn cầu.
Cho đến tận ngày nay, tiêu chuẩn về rìa vũ trụ vẫn là vùng gây tranh cãi bởi các dự án không gian thường chẳng mấy quan tâm đến khu vực này. Các tên lửa, phi thuyền hay vệ tinh bay qua vùng này rất nhanh để làm nhiệm vụ và chẳng ai rỗi hơi nán lại vùng rìa không gian.
Vậy nhưng, những doanh nhân như tỷ phú Bezos, Branson hay thậm chí là Elon Musk lại khá quan tâm đến chúng bởi khu vực này có thể trở thành miếng bánh béo bở cho du lịch không gian.
Việc Blue Origin chế nhạo Virgin Galactic về tiêu chuẩn rìa không gian trên thực tế không đúng theo quan điểm nghiên cứu khoa học, nhưng đây lại là chiêu trò marketing tốt. Chẳng ai muốn trả hàng triệu USD tiền vé cho một chuyến bay vào vũ trụ không được công nhận.
Chẳng ai quan tâm
"Trong hơn 60 năm lịch sử hàng không vũ trụ, hầu như chả có phi thuyền hay tên lửa nào dừng lại quá lâu ở khu vực này", chuyên gia thiên văn học Jonathan McDowell của Trung tâm vật lý thiên văn Harvard Smithsonian nhận định.
Hầu như chẳng có ai quan tâm đến tiêu chuẩn rìa không gian bởi chúng chưa bao giờ là cột mốc hay ranh giới cho các chuyến bay vũ trụ. Đây chỉ là một vùng không trọng lực mà các tên lửa hay phi thuyền phải đi qua để vào vũ trụ mà thôi.
Quay trở lại đường Karman, cái tên này được đặt theo tên nhà khí động học người Mỹ gốc Hungary Theodore von Karman, vốn được cho là chuyên gia đầu tiên đưa ra định nghĩa rìa không gian vào cuối thập niên 1950.
Tuy nhiên theo chuyên gia Thomas Gangale, ban đầu ông Karman tính toán tiêu chuẩn rìa không gian là 84km chứ không phải 100km. Thậm chí nhà khí động học này cũng không cố tình nhấn mạnh tiêu chuẩn rìa không gian mà chỉ đơn giản gọi tên khoảng không để bay trên bầu trời.
Thế rồi ngày càng nhiều người nâng tiêu chuẩn này lên 100km và đến thập niên 1960, FAI chính thức đặt tiêu chuẩn 100km cho rìa không gian và đặt tên là đường Karman.
Nhà thiên văn học McDowell cho rằng có thể người ta lấy con số 100km cho tròn hoặc có thể các chuyên gia nhận thấy tầng khí quyển trái đất khá biến động nên việc dịch chuyển tiêu chuẩn là hợp lý. Chẳng ai biết được lý do tại sao là 100km và cũng chẳng có bằng chức khoa học xác thực nào về tiêu chuẩn rìa vũ trụ. Thậm chí đến các chuyên gia cũng chẳng thèm quan tâm tiêu chuẩn này thực sự nằm ở đâu.
Theo McDowell, tiêu chuẩn 80km có vẻ chính xác hơn bởi bất cứ thứ gì bay dưới mốc này đều sẽ bị lực hút trái đất kéo xuống. Thế nhưng nếu qua ngưỡng này, phi thuyền hay vệ tinh có thể bay xung quanh quỹ đạo trái đất do khí quyền đã quá loãng và lực hút giảm nhẹ.
Năm 2018, FAI đã từng có ý định thay đổi tiêu chuẩn rìa không gian xuống 80km nhưng vẫn chưa thực hiện cho đến tận ngày nay. Nguyên nhân là chính phủ các nước chẳng quan tâm đến điều này khi việc xác định tiêu chuẩn sẽ kéo theo nhiều vấn đề về chính trị và pháp lý quốc tế.
Thế nhưng với những ông lớn như Jeff Bezos, Richard Branson hay Elon Musk, tiêu chuẩn này lại quá quan trọng cho kinh doanh hàng không. Dù họ không thể đưa khách hàng lên quỹ đạo quay lòng vòng nhưng lại có thể giúp mọi người trải nghiệm ngắm trái đất từ trên cao, đồng thời mang cái danh "du hành vũ trụ".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"