Bên trong nhà máy sản xuất “ông hoàng tốc độ” Bugatti Chiron - mỗi chiếc giá 2,6 triệu USD
Mọi chi tiết trên Bugatti Chiron đều được chăm chút tỉ mỉ, tạo ra chiếc xe hoàn hảo trong từng chi tiết để xứng đáng với cái giá 2,6 triệu USD.
Bugatti không sản xuất xe hơi cho những chuyến du ngoạn, hãng tạo ra biểu tượng cho cả ngành công nghiệp. “Chúng tôi đang nói về trải nghiệm tốc độ, nhanh hơn bất kỳ chuẩn mực thông thường nào, là đỉnh của đỉnh”, chủ tịch Wolfgang Durheimer tự hào tuyên bố.
Trước khi bước vào nơi sản xuất Chiron, 20 kỹ sư của Bugatti phải đảm bảo mọi thứ thật sạch sẽ, kể cả đế giày. Mỗi chiếc xe được hoàn thành trong 6 tháng.
Chiron mang sứ mệnh tiếp nối thành công của người tiền nhiệm Veyron. Mức giá 2,6 triệu USD có thể khiến dân làm công ăn lương phải tặc lưỡi, nhưng chẳng là gì so với dân chơi siêu xe thứ thiệt.
Bên trong Chiron giống như “con quái thú” đáng sợ với động cơ 1.500 mã lực, mô-men xoắn cực đại 1.600 Nm, có thể đạt tốc độ tối đa 420 km/h và khả năng tăng tốc từ 0-100km/h chỉ trong vòng 2,5 giây. Lái Chiron trên đường mang tới cảm giác như đang đùa chơi với thần Gió vậy.
Chủ nhân của Chiron sẽ rất tự hào vì chỉ 500 chiếc xe xuất xưởng trong 1 thập kỷ tới. Tại “xưởng” của công ty ở Molsheim, Pháp, mỗi chiếc Chiron mất khoảng 6 tháng để lắp ráp với 20 kỹ sư và 1.800 chi tiết riêng biệt.
Thân xe được làm bằng sợi carbon và phải mất 4 ngày để hoàn thành, trong khi khung xe mất 6 ngày. Công đoạn sơn xe kéo dài 3 tuần, thêm 2 ngày đánh bóng trước khi đưa vào kiểm tra toàn diện trong một căn phòng thiết kế đặc biệt để tìm ra những điểm lỗi dù là nhỏ nhất. Sau đó, chúng được đánh bóng lại lần nữa.
Và mất 3 ngày để hoàn thiện các chi tiết bên trong
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"