Được giới thiệu lần đầu năm 2008, ARX-160 là mẫu súng trường tiến công được công ty Beretta phát triển cho chương trình người lính tương lai (Soldato Futuro) của quân đội Italia.
Được giới thiệu lần đầu năm 2008, ARX-160 là mẫu súng trường tấn công được công ty Beretta phát triển cho chương trình người lính tương lai (Soldato Futuro) của quân đội Italia.
Súng sử dụng cỡ đạn 5,56x45mm (NATO) hoặc 5,45x39 và 7,62x39mm của Nga, sử dụng cơ chế trích khí, chiều dài nòng súng 406mm (tiêu chuẩn), chiều dài súng 920mm (khi chưa gập báng) và 820mm (khi gập báng), tầm bắn hiệu quả 600m.
Súng ARX-160 và súng phóng lựu kẹp nòng GLX-160.
Súng phóng lựu GLX-160 khi sử dụng rời.
Phát triển kèm theo súng là mẫu súng phóng lựu GLX-160 có thể gắn dưới nòng súng hoặc sử dụng rời.
Súng được thiết kế có thể chuyển đổi nòng nhanh chóng
Điểm đặc biệt của ARX-160 là súng được thiết kế có thể chuyển đổi nòng nhanh chóng, người sử dụng chỉ cần nhấn nút nằm phía trước hộp tiếp đạn bên phải rồi rút nòng súng về phía sau, sau đó đưa nòng khác vào.
Bên cạnh đó, vị trí thoát vỏ đạn được thiết kế cả ở bên phải và bên trái, điều này cực kì thuận lợi cho người sử dụng bất kì họ bắn bằng mắt trái hay mắt phải.
Lính đặc nhiệm Kazakhstan và súng ARX-160 sử dụng cỡ đạn 7,62x39mm.
Súng được gắn sẵn các ray Picatinny ở trên nắp hộp khoá nòng cũng như phần ốp lót tay, dễ dàng lắp đặt thêm các loại kính ngắm, đèn pin, thiết bị đo xa la de, tay cầm phụ cũng như súng phóng lựu kẹp nòng (đây là một tiêu chuẩn của hầu hết các súng hiện nay).
Báng của ARX-160 được thiết kế để có thể gập vào bên phải.
Theo Soha
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"