(NLĐO) - Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vừa có sự thay đổi lớn về quỹ đạo sau khi tàu Nga Progess MS-24 đẩy nó đi 2 lần trong ngày 10-11 - lần đầu là "tập trận", lần thứ hai là để tránh một vụ va chạm thật sự.
- Trong 7 tháng qua, 160 vụ gấu nâu tấn công đã xảy ra ở Nhật Bản khiến 3 người thiệt mạng!
- Ba loài động vật có khả năng tái sinh siêu phàm, một trong số đó có thể sống sót trong không gian!
- Lý thuyết của người đoạt giải Nobel: Linh hồn tiếp tục tồn tại ở “dạng lượng tử” sau khi chết?
- Pangea Ultima: Siêu lục địa trong tương lai của Trái Đất
- Tại sao ngựa nhà phải thay móng sắt định kỳ?
Trong thông báo đầu tiên được TASS đưa tin, rạng sáng 10-11, tàu Nga Progess MS-24 đang ghép nối với ISS đã nổ máy trong khoảng 15 phút để đẩy quỹ đạo của trạm này lên cao thêm 2,5 km, đạt mức 417,98 km so với bề mặt Trái Đất.
Đó chỉ là một cuộc "tập trận" tránh các mối đe dọa từ mảnh vỡ không gian.
Trạm Vũ trụ quốc tế ISS hiện bay ở quỹ đạo tối thiểu lên tới 419,1 km sau khi được tàu Nga đẩy đi 2 lần liên tiếp trong ngày 10-11 - Ảnh: NASA/ESA
Thế nhưng, một thông báo nữa tiếp tục xuất hiện trên Telegram của Roscosmos tối 10-11, cho biết về một vụ nổ máy khác của Progress MS-24 xảy ra lúc 22 giờ 7 phút (giờ Việt Nam), đẩy ISS cao thêm khoảng 900 m nhằm "thoát khỏi vụ va chạm với các mảnh vụn không gian".
Thông báo thứ hai cho biết hiện tại, quỹ đạo của ISS đã đạt độ cao tối thiểu là 419,1 km, tối đa là 436,1 km theo dữ liệu sơ bộ.
Trạm Vũ trụ quốc tế hiện có 7 phi hành gia đang làm việc, bao gồm 3 người từ Nga, 2 người từ Mỹ, một người từ Đan Mạch và một người từ Nhật Bản.
Trong khi đó, tàu Nga Progress MS-24 là một tàu chở hàng làm nhiệm vụ tiếp tế cho trạm.
Theo Space.com, việc ISS phải "bỏ chạy" đang diễn ra thường xuyên hơn bao giờ hết. Dữ liệu từ NASA cho biết từ năm 1999 đến tháng 12-2022, ISS đã phải di dời 32 lần.
Tuy nhiên, từ tháng 12-2022 đến nay, trạm này đã phải di chuyển thêm 5 lần nữa, trong đó chỉ riêng tháng 8-2023 đã xảy ra tới 2 lần.
Các mảnh vỡ không gian cũng là nguyên nhân gây thiệt hại lớn cho Roscosmos thời gian gần đây, khi làm thủng liên tiếp 3 phương tiện vũ trụ của họ kể từ từ tháng 12-2022 đến nay, bao gồm một tàu vũ trụ chở người, một tàu chở hàng và mô-đun Nauka gắn vào trạm ISS.
Các sự việc, bao gồm hoạt động diễn tập, nhấn mạnh một lần nữa mối đe dọa lớn từ việc quỹ đạo Trái Đất ngày nay ngập tràn các phương tiện vũ trụ cũ, vỡ của nhiều quốc gia.
Các mảnh vỡ có thể bất ngờ chồng chéo quỹ đạo của các trạm vũ trụ, tàu vũ trụ, vệ tinh đang hoạt động, gây nguy hiểm cho phương tiện và cả các phi hành gia.
Cuộc diễn tập lúc rạng sáng 10-11 là theo kế hoạch, được thực hiện trước khi 2 tàu chở hàng Progress MS-25 của Nga và SpaceX Dragon của Mỹ đến trạm làm nhiệm vụ tiếp tế.
NASA vẫn chưa lên tiếng về vụ việc thứ hai, nên chưa rõ sự cố sẽ tác động thế nào đến vụ cập bến của SpaceX Dragon, theo lịch trình sẽ diễn ra sáng 11-11 giờ Việt Nam.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín