Bị đuổi việc, nhân viên Netflix gánh nợ gần 500 triệu đồng nhưng dùng 1 thứ làm “phao cứu sinh”
Là nhân viên Netflix, McKenzie Bugg đã bất ngờ mất việc sau 1 thời gian ngắn được nhận làm. Đứng trước cơn bão sa thải, cô gái này vẫn giữ cho mình tinh thần lạc quan để tìm đến những cơ hội tốt hơn.
Bão sa thải trên toàn thế giới đang là chủ đề nóng hổi, được nhiều người bàn tán. Nhiều tập đoàn tầm cỡ thế giới cũng cắt giảm hàng nghìn, chục nghìn nhân viên khiến nhiều người lo lắng, sống trong sự bất an.
McKenzie Bugg là 1 trong những nhân viên làm việc tại Netflix - ông lớn ở lĩnh vực giải trí trực tuyến trên thế giới. Tuy nhiên, giữa bão sa thải, cô gái này cũng không được giữ lại công ty. Đối mặt với thực trạng thất nghiệp, sự bản lĩnh của McKenzie Bugg là điều đáng ngợi khen, đáng học hỏi.
Dưới đây chính là những chia sẻ của McKenzie Bugg trên trang Business Insider về khoảng thời gian thất nghiệp và cách vực dậy khỏi khó khăn.
Khởi đầu “trải hoa hồng”
Tôi sinh ra và lớn lên ở 1 thị trấn nhỏ, từ sớm đã bộc lộ năng khiếu nghệ thuật ở trường. Sau này, tôi học ở trường cao đẳng nghệ thuật và trở thành 1 nghệ sĩ kịch bản phân cảnh. Khi tốt nghiệp vào năm 2021, tôi quyết định về quê hương của mình và làm việc. Một thời gian sau, tôi bén duyên với nền tảng Netflix và cống hiến tại đây. Tuy nhiên mọi chuyện không được như mong muốn.
Tôi nghĩ rằng mình cần chuyển tới 1 thành phố lớn và có nhiều triển vọng hơn để phát triển công việc của mình. Tôi cảm thấy bản thân mình may mắn khi được nhận vào làm tại Netflix với vai trò sản xuất các chương trình.
Thời gian đầu làm việc tại Netflix, mọi thứ hoàn toàn yên ổn. Tôi cũng nhận được sự yêu mến của đồng nghiệp xung quanh dù lượng công việc khá nhiều và khá vất vả.
“Sóng gió” sớm ập tới
Những tưởng mọi thứ sẽ suôn sẻ, tôi cũng mong muốn gắn bó với công việc này lâu dài. Thế nhưng vào 1 ngày nọ, tôi bất ngờ nghe tin mình bị sa thải. Khi đăng nhập vào hệ thống công ty, tôi và các đồng nghiệp trong nhóm đều nhận thông tin chương trình chúng tôi sản xuất có thể bị hủy.
Vì vậy, chúng tôi sẽ tạm thời nghỉ việc từ tháng 10 cho đến tháng 2. Giám đốc cũng thông báo rằng có thể chương trình ấy không bao giờ được sản xuất nữa và chúng tôi sẽ mất việc.
Sét đánh ngang tai, tôi bàng hoàng và bất ngờ khi nghe quyết định của công ty. Khi nhận được email sa thải, tôi hoang mang và sợ hãi không dám báo cho gia đình. Tôi chịu đựng sự dằn vặt này thời gian dài và tự mình vượt qua.
Khó khăn chồng chất khó khăn, tôi gánh khoản nợ sinh viên tới 20.000 USD (tương đương 470 triệu đồng) trong thời điểm thất nghiệp. Thế nhưng may mắn là thời điểm có thu nhập tôi sống rất tiết kiệm nên vẫn còn tiền chi cho các khoản sinh hoạt, thuê nhà… Đây chính là chiếc “phao cứu sinh” của tôi trong những ngày khốn khó.
“Bỏ túi” những kinh nghiệm “sống còn”
Sau khi thất nghiệp, tôi tới nhiều nơi để phỏng vấn xin việc. Cuối cùng, tôi được nhận vào công ty A24 để tham gia sản xuất các chương trình hoạt hình. Tôi phấn khích vì vẫn được theo đuổi đam mê của mình và nhận thấy A24 là 1 nơi tuyệt vời để gắn bó.
Chưa đầy 2 tháng sau khi thất nghiệp, tôi đã vực dậy tinh thần và kiếm được công việc mới ổn định hơn. Những cú sốc trong quá khứ nay trở thành bài học cho tôi, để tôi luôn phải chuẩn bị mọi thứ kỹ lưỡng vì tương lai không biết sẽ xảy ra chuyện gì.
Một khoản tiết kiệm đủ để chi trả sinh hoạt trong vòng 2-3 tháng khi thất nghiệp là thứ bạn nên có. Phòng trường hợp bất ngờ mất việc, khoản tiết kiệm này sẽ giúp bạn bớt nỗi lo tài chính.
Bạn cũng nên kết giao, làm quen với nhiều người hơn. Có thể đó không phải những người làm cùng ngành nghề với bạn nhưng có nhiều sở thích, thói quen chung cũng dễ để kết thân. Khi có mối quan hệ rộng mở, có thể bạn sẽ được giới thiệu nhiều cơ hội mới. Đó là những kinh nghiệm “sống còn” tôi tự nhận thấy sau khi bị sa thải bất ngờ.
Nếu trong tương lai không may mắn lại bị sa thải, tôi chắc chắn mình sẽ bản lĩnh hơn. Tôi cũng sẽ coi đây là những ngã rẽ trong cuộc sống chứ không vì chúng mà suy sụp, tự ti.
Theo Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"