Bị EU đánh thuế cao vút vì ‘không hợp tác điều tra’, hãng xe Trung Quốc bực tức: ‘họ muốn quá nhiều thông tin’
Đây là hãng xe bị đánh mức thuế bổ sung cao nhất khi nhập khẩu xe điện vào bán tại châu Âu.
- Bị châu Âu làm khó với thuế xe điện, Trung Quốc nhắm một loạt địa điểm xây nhà máy để ‘lách luật’
- Loạt xe máy độc lạ gia nhập thị trường Việt: Phủ sóng toàn phân khúc cùng trang bị xịn xò, giá thấp nhất 40 triệu đồng
- 'Siêu' xe máy điện Nuen N1-S của Việt Nam: Sức mạnh ngang ô tô, tốc độ tối đa lớn chưa từng thấy
- 100% xe buýt tại Hà Nội sẽ là xe điện
- Vì sao Xiaomi tự tin cán mốc doanh số 120.000 xe điện trong năm 2024?
Một nhà sản xuất xe điện Trung Quốc phải đối mặt với mức thuế đặc biệt khắc nghiệt so với các đối thủ.
Liên minh châu Âu cho biết SAIC Motors thuộc sở hữu nhà nước, đối tác của General Motors và Volkswagen, đã không hợp tác với cơ quan chức năng của EU và không cung cấp cho họ các tài liệu cần thiết.
Tuần trước, công ty đã bị áp mức thuế bổ sung 36,3% đối với ô tô của mình bán vào EU vì cáo buộc công ty này hưởng lợi từ “trợ cấp không công bằng”, làm suy yếu sự cạnh tranh của các đối thủ tại châu Âu.
Đây là mức đã được điều chỉnh so với mức thậm chí còn cao hơn là 37,6% trước đó. Mức thuế bổ sung sẽ được áp dụng ngoài mức thuế hiện nhành là 10%, áp dụng cho tất cả xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc.
So với SAIC, nhà sản xuất xe điện lớn nhất Trung Quốc là BYD và công ty mẹ của Volvo là Geely chỉ phải chịu mức thuế bổ sung thấp hơn nhiều, lần lượt 17 và 19,3%.
Tesla, công ty cũng sản xuất ô tô tại Trung Quốc, chỉ phải chịu mức thuế 9% vì được hưởng lợi ít từ trợ cấp của Trung Quốc.
Theo EU, mức thuế cực kỳ khắc nghiệt dành cho SAIC là do công ty này không hợp tác với Brussels. Trong 1 báo cáo hồi tháng 7, Ủy ban châu Âu phát hiện ra những thông tin mà SAIC cung cấp là “cực kỳ thiếu sót” các thông tin quan trọng như chi phí sản xuất, thông tin liên quan đến việc mua hàng đầu vào và các công ty liên quan.
Trong khi đó, SAIC lập luận rằng EU đã yêu cầu họ cung cấp quá nhiều thông tin. Bản thân họ cũng phải đối mặt với các thách thức nội bộ khi trả lời EU. Theo nguồn tin riêng, nhà sản xuất này thậm chí khong có quyền truy cập vào một số dữ liệu của chính các nhà cung cấp, từ đó không thể đưa ra một số tài liệu bắt buộc.
Đại diện SAIC không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận từ Business Insider.
Thuế quan ở châu Âu là một vấn đề đau đầu với các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc, vốn phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu 100% tại Mỹ.
Châu Âu là thị trường quan trọng với các công ty Trung Quốc. Trong một báo cáo vào tháng 8, HSBC cho biết thị phần của các nhà sản xuất Trung Quốc trên thị trường châu Âu có thể tăng từ hơn 6% năm 2023 lên 10,5% năm 2030.
EU cáo buộc Trung Quốc khuyến khích sản xuất một cách quá mức trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, gồm cả sản xuất xe điện. Trong khi đó, Trung Quốc cho hay EU đang có hành động bảo hộ và cố gắng kiềm chế sự phát triển kinh tế của nước này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cách NASA sửa lỗi thành công cho tàu Voyager 1 đang bay cách Trái Đất 24,6 tỷ kilomet
Từ Trái Đất, kỹ sư NASA sửa lỗi thành công cho tàu Voyager 1 đang bay với vận tốc 17 km/s.
Intel 'thua đau' trước AMD, vụt mất thương vụ PS6 trị giá 30 tỷ USD về tay đối thủ vì ham 'lãi đậm'?