Bị lừa 200 triệu đồng, người phụ nữ Hà Nội nóng lòng nhờ hỗ trợ của 'cán cân công lý' lại bị lừa tiếp thêm 125 triệu
Sau bị lừa hơn 200 triệu đồng trên mạng, người phụ nữ sinh năm 1981 tiếp tục bị lừa thêm 125 triệu đồng.
- Bạn có nhận ra điều kỳ lạ này không: Robot từ trước đến nay lúc nào cũng chỉ có màu trắng - Vì sao vậy?
- 'Anh em' của ô tô điện rẻ nhất Việt Nam đổ bộ Đông Nam Á: tham gia cùng triển lãm với VinFast, giá quy đổi chỉ từ 300 triệu đồng
- Kinh ngạc cân nặng của “máy tính xách tay” từ 40 năm trước, giúp bạn "tập tạ" khi đi trên đường
Hiện nay, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện các tài khoản giả danh Luật sư đăng bài hỗ trợ thu hồi tiền lừa đảo. Nhiều người bị lừa đảo thay vì ra cơ quan Công an trình báo sự việc đã liên hệ các tài khoản giả danh Luật sư với mong muốn được thu hồi tiền lừa đảo.
Theo đó, đánh vào tâm lý những người từng bị lừa đảo mong muốn lấy lại số tiền đã mất, các đối tượng đã giả danh luật sư để hỗ trợ thu hồi. Các đối tượng sau đó sẽ giả vờ kết nối với bên an ninh mạng và thông báo với nạn nhân phải đóng phí để thu hồi tiền lừa đảo.
Mới đây, Công an TP Hà Nội cho biết, chị L (SN 1981, trú tại quận Ba Đình, Hà Nội) trước đó bị lừa hơn 200 triệu đồng trên mạng. Sau đó, chị L có lên mạng tìm hiểu thì thấy trang facebook quảng cáo Công ty Luật hỗ trợ thu hồi tiền lừa đảo.
Khi nạn nhân hỏi "Luật sư giả" cách thu hồi tiền bị lừa thì được các đối tượng này thông báo phải đóng phí. Do nóng lòng muốn lấy lại tiền, chị L đã nhờ các "Luật sư giả" hỗ trợ nên tiếp tục bị lừa thêm 125 triệu đồng. Sau đó chị L đã đến Công an phường Giảng Võ, quận Ba Đình trình báo sự việc.
Qua trường hợp này, Công an Hà Nội đề nghị người dân cần cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu bị lừa đảo, người dân cần trình báo cơ quan Công an để giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật.
Trước đó, Công an tỉnh Quảng Ninh đã có thông tin, lợi dụng tâm lý muốn lấy lại số tiền bị lừa đảo của người bị hại, đối tượng lập ra nhiều hội, nhóm, fanpage hỗ trợ lấy lại số tiền đã bị lừa đảo.
Tại các hội nhóm này, đối tượng mạo danh là luật sư, kiểm sát viên hay nhân viên ngân hàng công khai đăng quảng cáo hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa đảo chuyển khoản, tiền chốt đơn trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, chứng khoán với nội dung: "Muốn thu hồi tiền về tài khoản thì chủ động nhắn cho em để có cách xử lý; uy tín, đảm bảo giải ngân trong ngày; thủ tục đơn giản, chi phí thấp"…
Sau đó, để tạo lòng tin, các đối tượng sử dụng các phần mềm phát tán tin nhắn do chúng tạo ra, bình luận về các vụ thu hồi tiền bị lừa đã được giải quyết thành công. Khi có người liên lạc để được hỗ trợ, đối tượng sẽ thuyết phục, dụ dỗ nạn nhân "đặt cọc" một khoản tiền dựa trên phần trăm số tiền đã bị lừa đảo trước đó (thông thường là 10-20% số tiền). Một số người nhẹ dạ cả tin nên đã chuyển tiền. Tuy nhiên, sau khi chuyển tiền thì nạn nhân bị khóa, chặn liên lạc.
Khi là nạn nhân của các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người dân cần bình tĩnh và tỉnh táo vì chỉ có thông qua cơ quan chức năng để tìm ra đối tượng lừa đảo và đòi lại tài sản. Tuyệt đối không chuyển tiền cho các đối tượng trên để mong lấy lại tiền.
Trường hợp bị lừa đảo hoặc nghi bị lừa đảo thì kịp thời thông báo cho cơ quan Công an nơi gần nhất để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4