Bí mật nghiên cứu, Trung Quốc vượt Mỹ, Nhật, thành công tạo ra công nghệ mạnh nhất thế giới
Các nhà khoa học Trung Quốc đã bí mật trong hoạt động nghiên cứu siêu máy tính, tạo và bước tiến vượt cả Mỹ, Nhật và nhiều quốc gia khác.
- Trung Quốc khai quật xưởng chế tác ngọc bích 3.400 năm tuổi
- Trung Quốc đang nắm giữ siêu máy tính mạnh nhất thế giới, Frontier của Mỹ tiêu tốn 20 triệu USD tiền điện/năm cũng chưa là gì?
- Nvidia chuẩn bị phiên bản chip AI hàng đầu mới cho thị trường Trung Quốc
- 'Người đàn ông cứng đầu nhất Trung Quốc' đã cố gắng thi đại học 16 lần mà vẫn chưa thể vào được ngôi trường mơ ước của mình!
- Trung Quốc khiến các hãng xe hơi Nhật Bản 'run sợ': Từ khâu lên ý tưởng đến lúc sản xuất 1 chiếc xe điện chỉ mất 18 tháng, sếp Honda đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp
Theo WSJ, các nhà khoa học Trung Quốc đã trở nên bí mật hơn trong hoạt động nghiên cứu siêu máy tính. Jack Dongarra, giáo sư tại Đại học Tennessee, nhà đồng sáng lập Top500, cho biết Trung Quốc có thể đã làm ra siêu máy tính nhanh nhất thế giới vào tháng 6 vừa rồi nhưng không gửi kết quả.
Siêu máy tính (supercomputer) là hệ thống khổng lồ, có sức mạnh tính toán gấp hàng triệu lần thiết bị thông thường trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp của thế giới. Chúng được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực như mô phỏng dự báo thời tiết, nghiên cứu khí hậu, kiểm tra sức mạnh mã hóa của máy tính.
Theo công bố Bảng xếp hạng siêu máy tính Top500 trước đây, siêu máy tính mạnh nhất thế giới là Frontier (Mỹ). Trong bài kiểm tra điểm chuẩn, Frontier đạt 1,19 exaflop, tức 1,19 tỷ tỷ phép tính mỗi giây. Hệ thống được phát triển trên nền tảng CrayEX của công ty HP, chứa 9.400 bộ xử lý AMD EPYC 64C 2 GHz cùng 37.000 GPU AMD Instinct 250X, đặt trong 74 tủ linh kiện, mỗi tủ nặng hơn 3.600 kg.
Siêu máy tính mạnh thứ 2 thế giới thuộc về Fugaku (Nhật Bản). Fujitsu đạt tốc độ 442 petaflop (442 triệu tỷ phép tính mỗi giây), từng được sử dụng để nghiên cứu Covid-19 năm 2021. Fugaku cũng được ứng dụng trong công nghiệp. Cụ thể, Tập đoàn Kawasaki dùng siêu máy tính để mô phỏng và đánh giá khả năng tiết kiệm nhiên liệu và tốc độ của máy bay. Hãng sản xuất DMG Mori Seiki cũng sử dụng siêu máy tính này trong việc thử nghiệm, đánh giá quá trình gia công sản phẩm với thời gian 10 phút, thấp hơn nhiều so với mức 8 tiếng trước đây.
Năm 2023, một báo cáo khoa học cho thấy siêu máy tính Sunway của Trung Quốc có 39 triệu lõi (bộ phận của chip thực hiện xử lý), gấp bốn lần số lõi của Frontier. Hay siêu máy tính bí mật của Trung Quốc là Tianhe-3, sử dụng CPU lai tự sản xuất và có thể đạt hiệu suất cao nhất tới 1,57 exaflop.
Tianhe-3 được ră mắt vào năm 2023, không được tiết lộ nhiều thông số kỹ thuật ngoài việc "vượt qua Tianhe-2 về nhiều mặt" như năng lực tính toán, hiệu quả kết nối, khả năng lưu trữ và hiệu suất ứng dụng.
Trung Quốc hiện tập trung phát triển siêu máy tính để đào tạo AI và các mô hình máy học khổng lồ. Theo Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin (MIIT) Trung Quốc, sức mạnh tính toán tổng hợp của nước này đã đạt 197 exaflop, tăng từ 180 của năm 2022.
Hiện nay, Trung Quốc đặt mục tiêu xây dựng thêm nhiều trung tâm dữ liệu ở các khu vực rộng lớn và thưa dân cư để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận sức mạnh tính toán. Ma Jihua, nhà phân tích trong ngành viễn thông cho biết, "Trung Quốc đang có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với Mỹ về sức mạnh tính toán".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
CEO Xiaomi Lôi Quân thừa nhận ảnh nằm ngủ trên sàn nhà máy xe điện chỉ là dàn dựng
"Sống ảo" là vậy, nhưng thành tích ấn tượng mà Xiaomi đạt được lại hoàn toàn là thật.
Bkav sử dụng trái phép chứng chỉ quốc tế để quảng cáo cho phần mềm diệt virus