Bí quyết thành công của ông trùm công nghệ và thể thao: Đừng đi họp
Ở tuổi 20, Ted Leonsis nghĩ rằng ông đã thành công. Ông vừa bán công ty đầu tiên của mình với giá hàng chục triệu USD. Tuy nhiên, một tai nạn đã khiến ông thay đổi.
Khi máy bay của ông gặp vấn đề về và sắp phải hạ cánh khẩn cấp, ông nhận ra rằng mình chỉ mới hoàn thành được một lượng nhỏ việc cần làm trong đời.
"Tôi đã cầu nguyện. Tôi hứa rằng nếu tôi sống sót tôi sẽ cho đi nhiều hơn nhận về", Leonsis chia sẻ.
Sau khi sống sót ông tự hỏi mình làm thế nào để thực hiện tốt lời hứa. Bước đầu tiên: Ông lập danh sách 101 điều mình muốn đạt được trong cuộc sống của mình.
Hiện tại, Leonsis 59 tuổi là một tỷ phú, ông chủ một đội thể thao, giành giải Emmy và dành rất nhiều tiền cho từ thiện. Ông sở hữu rất nhiều đội thể thao ở Washington D.C bao gồm đội bóng rổ Wizards, đội khúc quân cầu Capitals, đội bóng rổ nữ Mystics và quyền tổ chức giải bóng bầu dục Arena Football League.
Bên cạnh đó, ông còn là một doanh nhân năng động, có ghế trong ban quản trị nhiều công ty và phục vụ như một đối tác tại Revolution Growth, một công ty đầu tư mạo hiểm mà ông là đồng sáng lập.
Ngoài việc liệt kê ra danh sách các việc cần làm, để thành công Leonsis còn phải quản lý thời gian của ông một cách cẩn thận.
Mỗi buổi sáng, ông tỉnh dậy vào lúc 5 giờ, làm việc khẩn trương trong vòng vài tiếng sau đó tập thể dục trên máy chạy bộ và trở lại với công việc hàng ngày.
Để tối đa hóa thời gian của mình, ông tránh tối đa các hoạt động phù phiếm. Theo Leonsis hoạt động phù phiếm đáng chú ý nhất đó là các cuộc họp.
"Tôi học được cách không tham dự quá nhiều cuộc họp", ông nói. "Tôi nghĩ rằng các cuộc họp là kẻ tàn phá hiệu suất lớn nhất trong số những thứ mà tôi có thể tưởng tượng ra. Tôi ghét bàn họp, tôi ghét trình chiếu PowerPoints. Tôi muốn tham gia vào những gì liên quan tới kết quả chứ không muốn thảo luận quá nhiều về quá trình thực hiện".
Tham khảo Mashable
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?