Bị vợ hỏi khó: Kính ô-tô làm bằng cái gì mà khi bị tai nạn lại không vỡ tan ra nhỉ???
Trong những vụ tai nạn, loại kính thông thường bị vỡ thành rất nhiều mảnh vụn có hình thù ngẫu nhiên nhưng đều sắc nhọn khiến cho người lái xe và hành khách đều bị thương nặng.
Tai nạn giao thông bị coi là một trong những thảm họa của thế giới hiện đại, gây ra cái chết của hơn một triệu người và khiến 50 triệu người khác bị thương hoặc tàn phế. Con số này có lẽ sẽ còn cao hơn nữa nếu như ngày đó nhà hóa học người Pháp Edouard Benedictus không tình cờ tìm ra giải pháp khiến cho của kính xe hơi không bị vỡ tan thành từng mảnh giống như các loại kính thông thường.
Năm 1903, trong một lần làm thí nghiệm, Benedictus đã vô tình làm rơi chiếc bình thủy tinh khỏi kệ. Nó đập xuống sàn và bị nứt, nhưng ngạc nhiên thay, không hề bị vỡ vụn ra mà trái lại vẫn giữ nguyên được hình dạng. Benedictus chợt nhớ lại rằng chiếc bình này trước đó đã đựng collodion, là dung dịch của ê-te-rượu nitrat cellulose. Dung dịch này đã bị bay hơi và để lại một lớp cellulose nitrate trong suốt, gần như vô hình bám trên thành bình.
Thời ấy kính chắn gió của xe hơi vẫn được làm bằng kính thông thường. Trong những vụ tai nạn, loại kính này bị vỡ thành rất nhiều mảnh vụn có hình thù ngẫu nhiên nhưng đều sắc nhọn khiến cho người lái xe và hành khách đều bị thương nặng.
Lần nọ, sau khi đọc trên báo về một vụ tai nạn như vậy, Benedictus liền nghĩ ngay tới chiếc bình ông đánh rơi nhưng vẫn giữ nguyên được hình dáng và bắt tay vào làm rất nhiều thí nghiệm với dung dịch collodion. Kết quả là nhà hóa học đã cho ra đời những miếng “sandwich” từ hai tấm thủy tinh với nhân là cellulose nitrate. Khi bị nung nóng, lớp nhân này nóng chảy và dán chặt hai lớp thủy tinh lại với nhau, sau đó dù có dùng búa nện thì chiếc “sandwich” cũng chỉ bị rạn nứt chứ vẫn giữ được hình dạng và không tạo ra các mảnh vụn. Năm 1909, Benedictus đã được cấp bằng sáng chế cho loại kính an toàn với tên gọi “ba lớp” (Triplex).
Sản xuất kính an toàn ngày nay như thế nào
Cùng thời gian đó, một người Anh tên là John Wood cũng nghiên cứu về kính an toàn. Ông này được cấp bằng sáng chế về kính an toàn từ năm 1905 nhưng sản phẩm của John Wood không thật sự xuất sắc. Dù cũng có cấu tạo 3 lớp nhưng Wood lại sử dụng cao su tự nhiên làm “nhân” khiến cho thành phẩm có giá thành cao và kính cũng không có được độ trong suốt cần thiết. Chính vì thế sáng chế của John Wood tuy ra đời sớm hơn những 4 năm nhưng lại không thể đi vào sản xuất hàng loạt.
Tuy đã “một mình một cõi” nhưng kính triplex của Benedictus cũng không được các hãng xe hơi đón nhận. Việc sử dụng loại kính mới sẽ khiến cho giá thành sản xuất tăng lên – điều này đi ngược lại với chính sách nỗ lực giảm giá xe hơi của họ. Thế nhưng loại vật liệu mới này ngay lập tức thu hút sự chú ý của quân đội, và loại kính an toàn ba lớp đã được “thử lửa” trong Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất: làm mắt kính cho mặt nạ phòng độc.
Cho tới tận năm 1919 Henry Ford mới bắt đầu sử dụng kính triplex trong những chiếc xe của hãng, và trong 10-15 năm sau tất cả các hãng xe khác cũng đều học theo tấm gương của Ford.
Trải qua gần 100 năm phát triển, loại kính an toàn hiện đại mà ngày ngày vẫn đang bảo vệ hàng triệu tài xế chính là hậu duệ của sáng chế rất tình cờ của Edward Benedictus.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI