Không cần thỏ để đua xem ai thắng ai thua, chỉ cần còn rùa chịu đi mà thôi.
Trong ví dụ này, ta sẽ sử dụng giống rùa cạn Galapagos để lấy số liệu làm phép tính.
Ta có tốc độ tối đa của chúng là 0,3 km/h.
Ta có tuổi thọ của chúng là hơn 100 năm.
Ta có chu vi Trái Đất là 40.075 km. Trong trường hợp bạn không rõ như anh rapper nào đó, thì đường chu vi này có hình tròn.
Hãy giả định rằng trung bình, con rùa đáng yêu Galapagos này sẽ chỉ đi với vận tốc bằng ½ con số 0,3 km/h kia = 0,15 km/h, vì nó còn phải nghỉ ngơi, ăn uống, dừng chân hàng nước bên đường ngồi tán chuyện. Vậy một ngày nó phải đi bao lâu để có thể đi vòng quanh Trái Đất?
40,075 km / 0.15 (km/h) = 267.167 giờ
100 năm * 365,24 ngày/năm = 36.524 ngày
267.167 giờ / 36.524 ngày = 7,31 giờ/ngày
Con rùa Galapagos có thể ngủ tới 16 giờ/ngày, vẫn đủ thời gian để nó hoàn thành được chỉ tiêu 7,31 giờ đi bộ trong một ngày.
Vì thế, một con rùa mà có thể sống được hơn trăm tuổi, bớt chút thời gian ngủ trong ngày đi, và cứ đều đặn đi bộ thì nó hoàn toàn có thể đi vòng quanh thế giới! Thỏ thua rồi, vì thỏ hoang chỉ có vòng đời 3 năm, còn thỏ nuôi làm cảnh cũng chỉ sống được từ 8 tới 12 năm thôi.
Tham khảo Quora
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"