2 ở Đà Nẵng đã biến đổi gen, tăng khả năng bám dính vào cơ thể cũng như khả năng lây nhiễm, làm lây lan nhanh hơn nhưng chưa ghi nhận biến đổi liên quan đến độc lực.
Như vậy, đến thời điểm hiện tại Đà Nẵng và Quảng Nam đã ghi nhận thêm 30 ca Covid-19, riêng trong Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện C Đà Nẵng lên tới hơn 20 ca bao gồm cả bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và nhân viên y tế.
Virus SARS-CoV-2 ở Đà Nẵng lần này đã biến đổi gen, tăng khả năng bám dính vào cơ thể cũng như khả năng lây nhiễm, làm lây lan nhanh hơn.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hồng Hà – nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, virus Sars-Cov-2 gây dịch Covid-19 từ đầu năm có thay đổi 1 số chủng, gen nhưng việc phân lập và xác định nguồn gen, bản đồ gen của nó thì các chủng trước không còn lưu hành và chủng này mới nhập vào nước ta.
Thạc sĩ Nguyễn Hồng Hà - nguyên Phó Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới trung ương
Để xác định chủng virus mới này, theo bác sĩ Hà đây là yếu tố để có thể truy tìm nguồn gốc, dịch tễ để dập dịch. Trên thế giới có một số vùng có chủng virus khác nhau.
Tuy nhiên, biến chủng này không thay đổi cách chẩn đoán. Những thay đổi này có thể dẫn tới tính chất lây lan khác nhau, mức độ nặng khác nhau.
Mức độ lây lan của virus mới này lây lan nhanh hơn chủng các virus cũ, nhưng bác sĩ Hà cho rằng đến nay không đánh giá được độc tính của nó. Số ca mắc có thể nặng do vào viện chẩn đoán được còn ca nhẹ đang lưu hành ở ngoài.
"Hiện nay, chúng ta chưa xác định được ca nhẹ ngoài cộng đồng. Vì thế không phải có 3 bệnh nhân nặng thì ta nói đó là độc tính virus tăng"- bác sĩ Hà nói.
Cả 3 bệnh nhân ở Đà Nẵng nặng đều nhiều tuổi, kèm nhiều bệnh nền. Trong quá trình điều trị chuyển biến tổn thương phổi của các bệnh nhân khá nặng.
Vì vậy, chủng mới của virus Sars-Cov-2 mới ở Đà Nẵng không liên quan độc lực mới của virus. Để đánh giá độc tính của virus này, Thạc sĩ Hà cho biết chúng ta còn thêm thời gian để quan sát nghiên cứu quần thể mới của dịch Covid-19 lần này ở nước ta.
Hiện nay, khó khăn của dịch Covid-19 ở Đà Nẵng đó là dịch đã lan ra cộng đồng và tốc độ lây lan của virus Sars-Cov-2. Virus có thể lây lan ở người chưa có triệu chứng lâm sàng và họ vẫn có thể phát tán virus cho người khác. Thạc sĩ Hà cho biết đây mới là điều nguy hiểm ở Đà Nẵng hiện nay vì việc phòng chống khó khăn hơn, mức độ lây lan kéo dài hơn.
Thạc sĩ Hà cho biết người ta còn thấy virus này có thể lây qua không khí qua không gian kín như phòng kín, phương tiện giao thông… sẽ gây khó khăn cho phòng chống nên việc tìm ra người mang virus khó khăn hơn.
Việc truy lùng người tiếp xúc với ca bệnh để xét nghiệm cho họ xem mang virus hay không chính là điểm mấu chốt mà Việt Nam đã thành công trong giai đoạn đầu.
Việc tăng cường xét nghiệm với nhóm người bị viêm đường hô hấp, viêm phổi trong cộng đồng. Những người nhiễm trùng đường hô hấp cần lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 thì mới phát hiện ra ca bệnh cũng rất quan trọng.
Mọi người phải tăng cường cảnh giác bệnh bằng đeo khẩu trang, hạn chế đến những nơi đông người không cần thiết, tiếp tục cảnh giác với nguồn bệnh từ bên ngoài vào. Vai trò của người dân với chính quyền cũng rất quan trọng để phát hiện người nhập cảnh trái phép, trục xuất khỏi Việt Nam.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"