Biến đổi khí hậu dẫn tới sự sụp đổ của một trong những đế chế cổ đại quyền lực nhất lịch sử loài người
Đế quốc Assyria từng là một trong những đế chế lớn nhất và hùng mạnh nhất của thế giới cổ đại nhưng giờ đây các nhà khoa học tin rằng, đế chế này đã biến mất chỉ vì biến đổi khí hậu.
Theo lịch sử ghi lại, những thập kỷ cuối cùng của Đế quốc Assyria (912-609 TCN) xảy ra tình trạng bất ổn chính trị và xung đột từ các lực lượng bên trong và bên ngoài.
Nhưng theo các nhà nghiên cứu tiết lộ trên tạp chí Science Advances, một trận hạn hán khủng khiếp xảy ra trong thế kỷ thứ 7 trước công nguyên đã giết chết nhiều người và gián tiếp hủy hoại cả một đế chế hùng mạnh.
Đồng tác giả Adam Schneider cho biết: "Đế quốc Assyria cho đến nay là đế chế lớn nhất trong khu vực cho đến thời điểm đó. Assyria kiểm soát phần lớn lãnh thổ từ Vịnh Ba Tư đến Đảo Síp. Người Assyria về cơ bản giống như đế chế trong phim Star Wars vậy. Họ giống như một cỗ máy chiếm lĩnh tất cả".
Nghiên cứu cho thấy, sự hưng thịnh của đế chế này gắn liền với khí hậu. Thời kỳ khí hậu thuận lợi, đế chế này đã trở nên thịnh vượng hơn bao giờ hết nhờ mùa màng bội thu. Ngược lại cũng chính sự thất thường của khí hậu đã khiến đế chế này sụp đỏ vì hạn hán kéo dài dẫn đến mất mùa, thiếu lương thực và xảy ra các cuộc xung đột nội bộ.
Để có được những dự đoán trên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích các giọt hóa thạch trong măng đá được tìm thấy trong hang Kuna Ba, I-rắc. Thành phần hóa học của măng đá gồm nồng độ carbon và oxy. Chúng tiết lộ mức độ mưa tại các thời điểm khác nhau trong lịch sử cho đến năm 2007 sau công nguyên. Từ đó, nhóm nghiên cứu có thể tìm hiểu sự thay đổi của khí hậu theo thời gian.
Kết quả từ phân tích mẫu hóa thạch cho thấy, hạn hán bắt đầu xảy ra sớm hớn so với suy nghĩ trước đây và xảy ra ngay sau thời kỳ ẩm ướt nhất. Sự thay đổi bất ngờ này khiến người dân Assyria, vốn dĩ dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu càng không kịp thích ứng.
Chính lượng mưa ít dẫn tới con sông Tigris cạn kiệt nước, không thể tưới tiêu mùa màng và lấy nước uống.
Nghiên cứu trên đã đem tới một góc nhìn khác về sự sụp đổ của đế chế Assyria. Trước đây nhiều nghiên cứu đã nhấn mạnh vấn đề xung đột kinh tế, chính trị nội bộ, thất bại trong việc mở rộng lãnh thổ và chiến tranh khiến đế chế này suy tàn. Tuy nhiên giờ đây, các nhà khoa học đã có thêm một cơ sở khác để tin rằng, biến đổi khí hậu cũng là một yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của một đế chế.
Cuộc cách mạng Pháp vào năm 1789 là một ví dụ vì nó dẫn tới sản lượng nông sản suy giảm và giá bánh mì tăng cao. Theo các nhà sử học, biến đổi khí hậu là nguyên nhân dẫn tới sự tái lập trật tự xã hội ở Châu Âu. Đơn giản vì nó ảnh hưởng đến mùa màng và gây ra tình trạng bất ổn trong nhân dân vì thiếu lương thực.
Gần đây các nhà khoa học đã băn khoăn về câu chuyện cuộc xung đột ở Syria có phải là một chiến khí hậu hay không? Bởi lẽ thời điểm bùng phát xung đột trùng vào lúc mùa màng thất bát trong giai đoạn giữa năm 2006-2010. Sau đó là cuộc di cư từ nông thôn ra thành thị và cuối cùng là xung đột chính trị.
Darcy Thompson và Lina Eklund tiến sỹ, nhà nghiên cứu Trung Đông tại Đại học Lund, Thụy Điển tin rằng: "Trong bối cảnh ở Syria, đã có một cuộc di cư hàng loạt của các gia đình nông thôn (tại những nơi chịu hạn hán tồi tệ ở phía Bắc) đến các thành phố gần đó là Damascus, Hama và Aleppo. Tuy nhiên cuộc di cư này dẫn tới các cuộc nổi dậy và sau đó là xung đột hay không vẫn chưa thực sự rõ ràng".
Tham khảo Newsweek
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI