Bill Gates: Thành công không phải là có bao nhiêu tiền mà là cứu được bao nhiêu người
Ở tuổi 68, Bill Gates định nghĩa thành công bằng câu hỏi: "Tôi đã đóng góp được gì cho xã hội?".
- Ồ ạt mở nhà máy khắp Á, Âu, các hãng xe điện Trung Quốc lập tức nhận chỉ thị 'giữ công nghệ quan trọng ở lại' và 'tránh xa Ấn Độ'
- Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đăng tải 12.028 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3, tổng số tiền lên tới 527,8 tỷ đồng
- Một bữa ăn của Ánh Viên gồm 1kg thịt bò, 50 con tôm, 1 lít sữa, tại sao có thể ăn hết được?
- Trữ quá nhiều thực phẩm trong những ngày mưa bão tiềm ẩn rủi ro cho sức khoẻ
- Vingroup ủng hộ đồng bào bão lụt 250 tỷ đồng
"Giờ đây, tôi định nghĩa thành công của mình là cứu giúp được bao nhiêu người nhờ chia sẻ những sai lầm của bản thân, những thành công của mình, cũng như hỗ trợ nguồn lực chống lại bệnh dịch và biến đổi khí hậu", tỷ phú Bill Gates nói với hãng tin CNBC.
Theo nhà sáng lập Microsoft, thành công với những tỷ phú như ông thường không phải là có bao nhiêu tiền trong tài khoản mà là xây dựng được gì cho xã hội, để lại di sản gì cho thế giới và đặc biệt là cứu giúp được bao nhiêu người.
Vậy nhưng định nghĩa thành công thời trẻ của Bill Gates lại rất khác.
Thành công của tuổi 20
Ngay từ khi bỏ đại học để thành lập nên Microsoft, bản thân Bill Gates đã chẳng nghĩ đến việc sẽ kiếm được bao nhiêu tiền hay kỳ vọng mình sẽ thành tỷ phú. Người đàn ông này cũng chẳng mơ ước đến việc xây dựng một công ty có tổng giá trị vốn hóa hơn 3 nghìn tỷ USD như hiện nay.
Trên thực tế, Bill Gates ở tuổi ngoài 20 có định nghĩa rất "nhạt nhẽo" về thành công, rằng: "Thời đó tôi chỉ nghĩ về việc liệu mã code mình làm có tốt không? Liệu nó có hoạt động hay không? Liệu công ty này có chứng minh cho cả thế giới thấy máy tính cá nhân sẽ thành công hay không?".
Vào năm 1976, sự nghiệp công nghệ với Bill Gates mang hơi hướng là niềm vui, sở thích chứ không chỉ là sự nghiệp kiếm tiền. Bản thân Bill Gates và nhà đồng sáng lập Paul Allen đều có niềm tin mãnh liệt rằng máy tính cá nhân sẽ thành công thay đổi thế giới và chính điều đó đã thôi thúc họ làm việc.
"Đây là điều diệu kỳ của phần mềm công nghệ và tôi sẵn sàng hy sinh cả cuộc đời, cả tuổi thanh xuân chỉ để tập trung vào một công việc", Bill Gates nhớ lại.
Niềm tin rằng công việc của mình sẽ giúp máy tính cá nhân phủ sóng đến từng bàn làm việc, từng ngôi nhà nghe có vẻ nhạt nhẽo với thời điểm hiện tại nhưng lại là giấc mơ điên rồ thúc đẩy Bill Gates thời điểm đó.
Tất nhiên, Bill Gates không bị mù quáng bởi giấc mơ này khi hiểu rằng tiền đề cho mọi thành công đều cần có nguồn lực tài chính.
Cũng vào năm 1976, bản thân Bill Gates đã viết một bức thư nổi tiếng cho rằng người dùng cần phải thanh toán một mức giá hợp lý để sử dụng phần mềm do các nhà phát triển xây dựng. Số tiền đó phải đủ bù đắp công sức mà những người như Bill Gates cố gắng tạo dựng nên.
"Định nghĩa thành công ở tuổi ngoài 20 của tôi chỉ tập trung vào Microsoft", Bill Gates thú nhận.
Chính sự tập trung này đã giúp Microsoft trở thành một trong những tập đoàn công nghệ nổi tiếng thế giới, qua đó giúp Bill Gates có khối tài sản lên đến 128 tỷ USD.
Làm được gì cho xã hội?
Tuy nhiên khi về già, Bill Gates lại dần hối hận vì quan điểm thành công của thời trẻ khi quá tập trung cho Microsoft mà quên đi những người lao động, quên đi những vấn đề trên thế giới mà phần mềm công nghệ không thể giải quyết.
Giờ đây khi nói chuyện với các sinh viên tốt nghiệp, chính Bill Gates cũng khuyên nhủ rằng họ nên có một cuộc sống cân bằng giữa sự nghiệp và những ưu tiên khác của bản thân.
"Tôi không còn làm việc quá sức như trước đây nữa. Vào thời điểm ngoài 20 tuổi, tôi chẳng tin vào việc nghỉ ngơi cuối tuần hay nghỉ phép du lịch. Thế nhưng đó lại là vấn đề khi tôi ép bản thân quá nhiều", Bill Gates nói.
Ở tuổi 68, Bill Gates định nghĩa thành công bằng câu hỏi: "Tôi đã đóng góp được gì cho xã hội?".
Dù có khối tài sản khổng lồ nhưng nhà sáng lập Microsoft cho biết sẽ quyên góp làm từ thiện dần phần lớn khối tài sản này đi trong 20 năm nữa.
Vị tỷ phú này cũng cho biết sẽ tiếp tục làm từ thiện và cứu giúp nhiều người hơn nữa trong vài thập niên tới nếu sức khỏe cho phép.
*Nguồn: CNBC
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập