Bitcoin sẽ định đoạt cuộc chơi trong ngành công nghiệp tài chính Nhật Bản

    Le Min Kop,  

    Các công ty môi giới Nhật Bản cũng muốn tham gia vào thị trường tiền ảo, tự mình đào coin và đưa ra những định chế riêng.

    Với việc người dân Nhật hăm hở mua và lưu hành tiền ảo bitcoin, SBI Holding, GMO Internet và các công ty chứng khoán trực tuyến đang muốn đào mỏ tiền ảo nhằm tạo nguồn doanh thu mới.

    Đơn vị khai thác tiền ảo cần hệ thống máy chủ lớn để theo dõi tất cả các giao dịch trên blockchain (sổ cái). Nó cũng phải giải các thuật toán ngày càng phức tạp.

    Nhật Bản đang muốn trở thành đầu tàu của ngành công nghiệp tiền ảo
    Nhật Bản đang muốn trở thành đầu tàu của ngành công nghiệp tiền ảo

    Nhiều mỏ khai thác tiền ảo ngày nay được đặt tại Trung Quốc vì có giá điện rẻ nên thu lợi cao. Giờ đây, ngành tài chính Nhật Bản mong muốn tham gia vào đào tiền ảo và khâu quy định các loại tiền. Tức là họ muốn viết ra các định chế về tiền tệ mới.

    Sự nổi lên của bitcoin lý giải vì sao ngành công nghiệp tài chính Nhật Bạn lại háo hức đến như vậy. Hôm 5/10, giá 1 bitcoin đã đạt 499.000 yên (khoảng 4.400 USD). Nhưng chẳng một ai trong số các ông lớn tài chính nước này có hệ thống đào bitcoin.

    Nhưng trước khi vận hành máy đào tiền ảo, người khai thác mỏ cần một ngân hàng máy tính hiệu suất cao. Hãy hình dung sức cạnh tranh trên thị trường tiền ảo giống như cuộc chạy đua vũ trang, chỉ những người có đủ nguồn lực mới có thể tham gia.

    Bitcoin có sức hấp dẫn khó cưỡng
    Bitcoin có sức hấp dẫn khó cưỡng

    Bitcoin được điều hành bởi khoảng một chục kỹ sư gọi là các nhà phát triển cốt lõi, những người thiết lập các quy tắc của đồng tiền. Người khai thác mỏ cũng có tiếng nói lớn trong lĩnh vực này.

    Khoảng 70% mỏ khai thác bitcoin nằm ở Trung Quốc được kết hợp trong hệ thống chung như AntPool. Nó như hình thức các cá nhân cùng liên kết với nhau làm việc để khai thác các khối giúp thời gian giải mã thuật toán nhanh hơn.

    Vào tháng 8, những bất đồng trong việc cố gắng tăng tốc giao dịch bitcoin đã dẫn tới việc một số thợ mỏ đã chia tách tiền ảo do lo ngại giảm lợi nhuận.

    Tới tháng 9, thị trường nhận tin sốc khi giới chức Trung Quốc tuyên bố cấm tiền ảo bitcoin nhằm tránh tình trạng đầu cơ tràn lan vào các dự án gây quỹ tiền ảo ICO.

    Giữa những rối ren đó, Nhật Bản bất ngờ vượt qua Trung Quốc để trở thành thị trường bitcoin lớn nhất dựa trên lượng tiền giao dịch.

    Chủ tịch Yoshitaka Kitao của SBI nói: “Chúng tôi sẽ tìm cách giải quyết những vấn đề tồn đọng mà các nhà tổ chức Trung Quốc đã nhắc đến nhiều”.

    GMO và DMM.com đã công bố kế hoạch tham gia thị trường khai thác tiền ảo vào đầu tháng 9, trong khi SBI và Monex Group cũng rục rịch nối gót.

    Nên nhớ, GMO và SBI đã có sàn giao dịch tiền ảo, họ hy vọng sẽ tạo được sức mạnh tổng hợp khi tham gia đào coin.

    Theo startup Blockchain của Anh, trung bình thợ mỏ trên thế giới kiếm được 7,8 triệu USD mỗi ngày, gấp 10 lần so với 2 năm trước.

    Hơn nữa, thế giới có hơn 1.000 loại tiền ảo và chúng được phục vụ theo nhiều mục đích, từ đầu tư, thanh toán cho đến tài chính. Các công ty chứng khoán trực tuyến kỳ vọng sẽ giữ vai trò quan trọng trong một thị trường có tốc độ tăng trưởng cao như vậy.

    Bài toán đặt ra là làm sao quản lý hệ thống hiệu quả, giảm thiểu chi phí xuống thấp nhất. Tháng 8, SBI đã thành lập đơn vị khai thác tiền ảo mới với việc đặt cơ sở hạ tầng bên ngoài Nhật Bản nơi có giá điện rẻ. Trong khi đó, Monex lại có kế hoạch phát hành đồng tiền ảo riêng và tự khai thác nó.

    GMO dự kiến đầu tư 10 tỷ yên (89 triệu USD) cho mỏ đào coin vào nửa đầu năm 2018. Công ty sẽ xây dựng hệ thống máy chủ đặc biệt ở Scandinavia vì ở đây có nguồn năng lượng tái tạo rẻ và thời tiết lạnh. Riêng DMM.com dự kiến đầu tư 10 tỷ yên cho công cuộc của mình.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ