BitTorrent mất dần sức hút vì các dịch vụ video trả phí.
Cũng giống như iTunes vào năm 2003, sự vươn lên vượt bậc của Netflix cho thấy người dùng sẵn sàng móc hầu bao để trả tiền cho các nội dung số nếu như các công ty có thể đưa ra các dịch vụ dễ sử dụng ở mức giá vừa phải.

Một nghiên cứu gần đây do công ty nghiên cứu thị trường Sandvine đưa ra cho thấy, lưu lượng sử dụng Internet của Netflix tại Bắc Mỹ trong vòng một tháng vừa qua đã liên tục gia tăng. Vào giờ cao điểm tại khu vực này, Netflix chiếm tới 36,5% băng thông Internet.
Cùng lúc, lưu lượng bị tiêu thụ cho BitTorrent càng ngày càng giảm sút. Theo nghiên cứu nói trên, mạng chia sẻ nội dung (thường là các nội dung bất hợp pháp) này hiện chỉ còn chiếm 6,3% tại Bắc Mỹ và 8,5% tại khu vực Mỹ Latin.
Các nhà nghiên cứu cho rằng hai hiện tượng trên có mối quan hệ tương đồng. Thực tế, BitTorrent cùng các trang chia sẻ file đã liên tục mất dần sức hút đối với người dùng tại châu Mỹ trong những năm vừa qua: chỉ từ 2008 đến 2011, lưu lượng tiêu thụ của các trang chia sẻ file đã giảm từ 33% xuống còn 22% tổng lưu lượng Internet.

Với sự ra mắt của Netflix, Hulu và Amazon Prime, người tiêu dùng càng ngày càng có nhiều lựa chọn chất lượng cao để thay thế cho các hành vi download phạm pháp. Theo đúng quan sát của Sandvine vào một năm trước, "Mọi người đã thay đổi hành vi từ chia sẻ file sang phát nội dung số. Những người trả tiền cho các dịch vụ phát video được hưởng các nội dung chất lượng cao ở mức giá hợp lý và rất dễ sử dụng, trong khi torrent hoặc chia sẻ file thì lại phức tạp hơn".
Khi tính riêng cho từng trang web, Sandvine cho biết YouTube hiện vẫn chiếm tới 15,6% băng thông Internet trong giờ cao điểm, trong khi Facebook chỉ chiếm được vỏn vẹn 2,7%.
Theo Báo Diễn Đàn Đầu Tư
Video online sẽ thống trị 80% lưu lượng Internet vào năm 2019
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tưởng đã thoát phụ thuộc vào NVIDIA, hóa ra DeepSeek vẫn không thể ra mắt mô hình AI mới khi thiếu chip
Trước đó, nhiều người kỳ vọng rằng mô hình AI mới của DeepSeek sẽ là bước đột phá mới đối với lĩnh vực AI.
Bê bối pin sạc dự phòng lớn nhất lịch sử Trung Quốc: Thu hồi 1.2 triệu sản phẩm, một thương hiệu lớn phải tạm ngừng kinh doanh và chịu thiệt hại tới 700 tỷ đồng/tháng