Block khả năng truy cập internet của phần mềm trên Windows 10

    Phạm Thái Học,  

    Hướng dẫn bạn đọc cách làm thế nào để khóa truy cập internet của một phần mềm nào đó trên Windows 10.

    Phần lớn các phần mềm cài đặt trên Windows đều có thể kết nối internet bất cứ lúc nào để tự động kiểm tra và thông báo đến người dùng khi có phiên bản mới sẳn sàng để tải về. Tuy nhiên, không phải ứng dụng nào cũng “hiền lành” như vậy, có thể biết đâu chúng lại sử dụng kết nối internet để gửi về máy chủ các dữ liệu về hành vi và thông tin người dùng thì sao?

    Do đó, nếu như bạn không muốn các phần mềm thực hiện việc tự động kết nối internet, bạn có thể vô hiệu hóa khả năng này của chúng. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn ngăn chặn việc kết nối internet của một phần mềm cụ thể nào đó bằng tính năng Windows Firewall có sẳn trong Windows. Mà ở đây là Windows 10. Mời bạn đọc tham khảo.

    Ngăn chặn kết nối internet của một phần mềm nào đó bằng Windows Firewall

    Nhấn phải chuột vào nút Start Menu và chọn Control Panel.

    Trong Control Panel, bạn hãy tìm đến tùy chọn Windows Firewall.

    Tại đây, bạn hãy nhấn vào Advanced settings.

    Hộp thoại Windows Firewall with Advanced Security xuất hiện. Bạn hãy nhấn vào Outbound Rules và nhấn vào New Rule…

    Cửa sổ New Outbound Rules Wizad xuất hiện, bạn hãy đánh dấu vào tùy chọn Program và nhấn Next.

    Tiếp theo bạn sẽ được cung cấp 2 tùy chọn, bao gồm All programs (tất cả các phần mềm) và This program path (một phần mềm cụ thể). Ở đây ta sẽ chọn This program path và bạn hãy tiến hành dán đường dẫn tập tin EXE của phần mềm mình muốn ngăn chặn truy cập internet vào ô trống. Ví dụ ở đây là Firefox thì ta sẽ có đường dẫn là “C:\Program Files\Mozilla Firefox\firefox.exe”.

    Sau khi điền xong, bạn hãy nhấn Next để sang bước tiếp theo. Tại đây bạn hãy giữ nguyên lựa chọn Block the connection và nhấn Next.

    Tiếp theo, bạn hãy lựa chọn quy tắc để áp dụng. Ở đây sẽ có các quy tắc kết nối mạng mà bạn có thể lựa chọn để ngăn phần mềm truy cập internet. Tốt nhất nên đánh dấu tất cả và nhấn Next.

    Cuối cùng, bạn hãy đặt tên cho thiết lập mà mình vừa tạo cùng vài dòng thông tin bên dưới. Sau đó nhấn Finish để hoàn thành.

    Thế là xong, bây giờ thiết lập mà bạn vừa tạo sẽ xuất hiện trong danh sách Outbound Rules với biểu tượng hình dấu đỏ ở đầu.

    Và đây là kết quả

    Khá đơn giản phải không? Cách làm này chỉ có thể áp dụng nếu như tính năng Windows Firewall đang được bật. Hi vọng bài viết sẽ có ích cho bạn.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ