Bloomberg: Bạn nghĩ rằng quá khó để các công ty rời Trung Quốc? Nghĩ lại đi!
Nhiều người đã quên rằng Trung Quốc mà chúng ta biết ngày nay là kết quả từ sự "nhào nặn" của các CEO ngày trước. 30 năm trước, cơ sở hạ tầng của Trung Quốc cũng chưa phát triển, trình độ lao động cũng thấp, chuỗi cung ứng vẫn lộn xộn và người tiêu dùng còn rất nghèo.
- Foxconn dự tính đầu tư 1 tỷ USD cho nhà máy ở Ấn Độ để dần thoát ly khỏi Trung Quốc
- Đây là lối thoát của các nhà sản xuất Trung Quốc trong bối cảnh chiến tranh thương mại và đại dịch
- Sau các ứng dụng Trung Quốc, đến lượt Xiaomi và Vivo trở thành nạn nhân của phong trào tẩy chay tại Ấn Độ, nhờ đó Samsung hưởng lợi
Trung Quốc trước đây từng được cho là miền đất hứa cho doanh nghiệp Mỹ. Họ là một thị trường sinh lợi không thể thiếu trong tương lai. Nhưng khi căng thẳng Mỹ-Trung leo thang, các CEO trên khắp Hoa Kỳ đang đối mặt với một thực tế: Trung Quốc có thể không còn là nguồn lợi nhuận và sản xuất đáng tin cậy, Bloomberg nhận định.
Chắc chắn, không dễ dàng để thay thế một quốc gia có 1,4 tỷ người tiêu dùng, chuỗi cung ứng vững chắc và đang ngày càng giàu có. Các công ty, nếu đến nơi khác, sẽ khó thuê được công nhân lành nghề như ở Trung Quốc. Nhiều người sẽ tiếp tục vận hành nhà máy ở Trung Quốc đại lục để sản xuất cho thị trường địa phương, bất chấp căng thẳng thương mại toàn cầu.
Song, Bloomberg cho rằng, việc rời Trung Quốc vẫn hoàn toàn khả thi, thậm chí là không thể tránh khỏi. Tất nhiên là sẽ mất nhiều công sức để tìm giải pháp thay thế cho Trung Quốc. Nhưng không thể chối bỏ sự thật là kinh doanh ở Trung Quốc không còn dễ dàng như xưa.
Chính quyền Tổng thống Trump đã hạn chế xuất khẩu một số sản phẩm công nghệ của Mỹ sang Trung Quốc, trong khi Quốc hội đang hạn chế khả năng tiếp cận Trung Quốc vào thị trường vốn của Mỹ.
Trung Quốc cũng không kém cạnh, họ thậm chí còn quyết liệt hơn. Từ sáng kiến Vành đai và Con đường đến các chương trình công nghiệp do nhà nước lãnh đạo đều đang nỗ lực giảm ảnh hưởng của phương Tây đối với nền kinh tế Trung Quốc. Có rất ít lý do để trông chờ rằng Trung Quốc sẽ đổi ý.
"Không một thị trường nào có thể thay thế cho Trung Quốc". Homi Khara, Chuyên viên cao cấp tại Viện Brookings nói. Trước đại dịch, Viện này đã dự kiến rằng đến năm 2030, Trung Quốc sẽ chiếm 22% lượng tiêu thụ trung bình của thế giới (trên cơ sở ngang giá sức mua).
"Nhưng các công ty có thể thay thế cầu của Trung Quốc bằng các thị trường khác. Chẳng hạn, Ấn Độ và Indonesia sẽ tạo ra 21% lượng tiêu thụ của tầng lớp trung lưu vào năm 2030, chưa tính đến các thị trường mới nổi khác". Khara cho rằng châu Phi, châu Mỹ Latinh và Trung Đông sẽ đóng góp thêm 13%.
Mặc dù các thị trường này có thể nhỏ hơn Trung Quốc vào thời điểm hiện tại, nhưng họ có tiềm năng rất lớn. Sản lượng điện thoại thông minh xuất xưởng tại Trung Quốc cao gấp đôi Ấn Độ vào năm 2019. Tuy nhiên, thị trường tiêu dùng điện thoại thông minh của Trung Quốc đã giảm 7%, trong khi Ấn Độ tăng 8%.
Một nghiên cứu của công ty tư vấn Bain & Company và Diễn đàn kinh tế thế giới dự báo thị trường tiêu dùng ASEAN sẽ tăng gấp đôi trong thập kỷ tới lên 4 nghìn tỷ USD. Có thể, khu vực Đông Nam Á - với sự trẻ trung năng động - sẽ thay thế người tiêu dùng già nua của Trung Quốc. Đến năm 2030, ASEAN có thêm 40 triệu người trong độ tuổi lao động, trong khi Trung Quốc sẽ mất 30 triệu.
Câu chuyện với chuỗi cung ứng cũng tương tự. Một số công ty đã thành công trong việc tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho Trung Quốc. Mặc dù Apple Inc. vẫn phụ thuộc rất nhiều vào các nhà máy Trung Quốc để sản xuất iPhone, nhưng Samsung Electronics hiện sản xuất hơn một nửa số điện thoại thông minh tại Việt Nam.
Tương tự, công ty đồ thể thao Adidas AG đã giảm đáng kể tỷ lệ giày dép được sản xuất tại Trung Quốc xuống 16% vào năm 2019, giảm mạnh so với mức 39% hồi năm 2010. Trong khi đó, tỷ lệ sản xuất tại Việt Nam và Indonesia đã tăng vọt lên 71% vào năm ngoái. Hầu hết các sản phẩm Adidas sản xuất tại Trung Quốc đều nhắm đến người tiêu dùng Trung Quốc.
Việt Nam đã bắt đầu thu hút các nhà sản xuất mới. Những người này đã tìm cách đa dạng hóa ra khỏi Trung Quốc ngay cả trước khi đại dịch Covid-19 tấn công. Gần đây, các quan chức Ấn Độ cũng đã đưa ra các ưu đãi đặc biệt cho hơn 1.000 công ty Mỹ để thu hút họ từ Trung Quốc. Các quốc gia khác chắc chắn cũng sẽ theo chân trong cuộc đua này, khi nhu cầu tạo việc làm sau đại dịch ngày càng trở nên cấp bách hơn.
Đối với các công ty, rời Trung Quốc không dễ dàng. Các quản lý và công nhân nhà máy còn thiếu kinh nghiệm sẽ phải được đào tạo để sản xuất theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ. Mạng lưới hậu cần sẽ cần được xây dựng, hệ thống phân phối địa phương cần được cải thiện và nâng cao nhận thức về thương hiệu. Điều đó sẽ làm tăng chi phí cho các công ty, ít nhất là trong ngắn hạn.
Nhưng các công ty Mỹ đã từng gặp loại thách thức này trước đây - ở chính Trung Quốc. Nhiều người đã quên rằng Trung Quốc mà chúng ta biết ngày nay là kết quả của sự "nhào nặn" của các CEO ngày trước. 30 năm trước, cơ sở hạ tầng của Trung Quốc cũng chưa phát triển, trình độ lao động cũng thấp, chuỗi cung ứng vẫn lộn xộn và người tiêu dùng còn rất nghèo.
Một nhà sản xuất công nghiệp ở Hong Kong từng kể: Năm 1982, khi anh ta mở một nhà máy ở miền nam Trung Quốc, xung quanh nhà máy chỉ có đồng lúa và không có điện thoại; anh ta phải đấu vào điện lưới ở Hong Kong để lấy điện.
Khi General Motors mở nhà máy sản xuất ô tô liên doanh đầu tiên của Trung Quốc vào năm 1998, các nhà phân tích trong ngành còn nghi ngờ liệu dòng Buicks cao cấp của họ có thể bán ở Trung Quốc vẫn còn nghèo hay không. Tất nhiên, giờ đây thì Trung Quốc rất ổn - và sự thành công đó là nỗ lực của nhiều người, chứ không phải ngẫu nhiên.
Giống như 30 năm trước ở Trung Quốc, mạo hiểm vào Bangladesh, Việt Nam hoặc Ethiopia có thể sẽ có rủi ro, nhưng các CEO nên tự thử thách bản thân.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"