Bỏ Apple rồi quay lại sau 12 năm, Steve Jobs đã học được một kỹ năng ‘mềm’ quan trọng biến ông thành ‘phiên bản 2.0’ giúp công ty thoát khỏi bờ vực phá sản
Steve Jobs phiên bản 1.0 là người bảo thủ và có tham vọng không thể lay chuyển trong khi Steve Jobs 2.0 đã trưởng thành hơn rất nhiều.
Steve Jobs là nhà đồng sáng lập, chủ tịch và cựu CEO của gã khổng lồ công nghệ Apple. Ông là một trong những người có ảnh hưởng và được ngưỡng mộ nhất trong ngành công nghiệp vi tính trên thế giới.
Theo John Sculley, người từng giữ chức giám đốc điều hành Apple trong giai đoạn từ năm 1983 đến năm 1993, Steve Jobs trở thành nhà lãnh đạo kinh doanh thành công bậc nhất nhờ một kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập mối quan hệ đơn giản.
Đó chính là kỹ năng lắng nghe. Mặc dù vậy, Sculley chia sẻ với CNBC Make It rằng Steve Jobs không phải tự nhiên mà có kỹ năng này mà thay vào đó, ông phải mất 12 năm cùng việc rời bỏ Apple để trau dồi nó.
Cuối những năm 1980, Steve Jobs đã từ chức tại Apple do nảy sinh mâu thuẫn với Sculley và các thành viên hội đồng quản trị về định hướng chiến lược của công ty. Trong 12 năm tiếp đó, ông đã tự xây dựng một số dự án khác như Pixar và được Disney mua lại. Sau đó, ông thành lập một công ty phần mềm máy tính khác tên là NeXT năm 1985 trước khi trở lại Apple.
Steve Jobs trong một sự kiện của NeXT.
Steve Jobs phiên bản 1.0 và 2.0
Năm 1997, Apple mua lại NeXT với giá 429 triệu USD đồng thời mời Steve Jobs quay trở lại làm việc. Sculley cho biết lúc này, Jobs đã trở thành một người hoàn toàn khác và miêu tả ông trong hai nhiệm kỳ tại công ty như "Steve Jobs phiên bản 1.0 và 2.0".
Steve Jobs 1.0 là người bảo thủ và có tham vọng không thể lay chuyển trong khi Steve Jobs 2.0 trưởng thành hơn và sẵn sàng lắng nghe ý kiến của người khác.
Steve Jobs (trái) và John Sculley.
Sculley nói về Jobs 1.0: "Steve đã rất xuất sắc khi nhìn thấy được tương lai của thế giới trong vòng 20 năm. Ông ấy thuyết phục được chính bản thân và mọi người rằng mình luôn luôn đúng".
Tuy nhiên, điểm yếu của Steve Jobs 1.0 là không biết lắng nghe như Steve Jobs của nhiều năm về sau. Sự thay đổi này đã mở ra nhiều cách suy nghĩ mới cho Jobs. Trong những năm sau khi trở lại Apple, ông được coi là người chịu trách nhiệm chính trong việc cứu công ty khỏi bờ vực phá sản.
Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Tim Cook, người thay thế Steve Jobs đảm nhiệm vai trò CEO trước khi ông qua đời năm 2011, Apple được xếp hạng là công ty đại chúng lớn thứ hai thế giới về vốn hóa thị trường.
Mới đây, theo xếp hạng của tạp chí Forbes, hãng tiếp tục là cái tên đứng đầu danh sách thương hiệu có giá trị nhất thế giới trong năm 2019. Giá trị thương hiệu của Apple đạt gần 206 tỷ USD, tăng 12% so với năm ngoái. Đây cũng là lần đầu tiên giá trị một thương hiệu vượt mức 200 tỷ USD.
Ngoài Steve Jobs, Sculley cũng đánh giá CEO của Microsoft, Satya Nadella là một người biết lắng nghe. Cách đây không lâu, Sculley đã gặp John Thompson, chủ tịch Microsoft và hỏi rằng đâu là điều đóng góp lớn nhất cho thành công của Nadella. Câu trả lời mà ông nhận được là: "Anh ấy là một người lắng nghe tuyệt vời và có tâm hồn cởi mở. Chính hai yếu tố đó đã giúp Nadella chèo lái tập đoàn trong những giai đoạn khó khăn. Điều đó thực sự tạo ra một sự khác biệt lớn tại Microsoft".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín