Tại cuộc họp báo thường kỳ quý I/2023 diễn ra chiều 5/4, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy khẳng định, trong thời gian tới, Bộ sẽ tổ chức các hội thảo về hiểu biết và ứng dụng trí tuệ nhân tạo như thế nào. Đặc biệt, nhấn mạnh các vấn đề pháp lý và đạo đức khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
- Tỉ phú Bill Gates: Không thể ngăn chặn sự phát triển của AI
- Thâm nhập thế giới của những “chiến thần” livestream: Đứng sau màn hình thu tiền tỷ, biến mất sau 1 đêm và góc khuất chẳng ai thấu
- CEO BKAV ký tên lá thư tạm dừng phát triển "hậu duệ" ChatGPT của Elon Musk, ví AI như một giống loài mới xâm hại nếu không kiếm soát tốt
- Kiểm tra mắt bằng AI có thể dự đoán chính xác cơn đau tim gây tử vong trong tương lai
- Google Drive hóa ra có một giới hạn tạo file kỳ lạ mà không ai hay biết
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Bùi Thế Duy cho biết, sự ra đời của AI sẽ tạo ra khoảng cách rất xa giữa những nhóm các nước đi đầu với nhóm các nước phía sau. Sự nổi lên của ChatGPT, Open AI mới là sự khởi đầu. Dự báo, nhiều sản phẩm trong quá trình phát triển sẽ tạo được tiếng vang lớn trong thời gian tới.
Tại Việt Nam, những ngành học liên quan đến AI mở ra với điểm đầu vào gần 30. Các chương trình đào tạo ngắn hạn của các doanh nghiệp, tập đoàn, công ty về lĩnh vực AI được mở ra liên tục để nhân viên thích ứng.
Với sự phát triển nhanh như vậy, Thứ trưởng Bùi Thế Duy cho rằng, trong năm 2023, Bộ KH&CN sẽ tổ chức các hội thảo tập trung các vấn đề như: Hiểu biết về ứng dụng AI như thế nào, các vấn đề về pháp lý và đạo đức khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo... để ứng dụng AI một cách có trách nhiệm.
Thứ trưởng Bùi Thế Duy thừa nhận, sản phẩm ra mắt bởi ứng dụng AI đã có nhiều và nhanh. Các hành lang pháp lý đã không theo kịp khi sự phát triển khoa học công nghệ đang theo chiều thẳng đứng. Một số vấn đề đã đặt ra ở một vài nước như cấm chatGPT cũng như quan tâm đến khía cạnh pháp lý và đạo đức.
Vì thế, trong chiến lược đặt ra, năm 2023, Bộ KH&CN sẽ đề nghị các cơ quan tập trung đào tạo về các kỹ năng ứng phó với trí tuệ nhân tạo.
Cuối năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2117/QĐ-TTg ban hành danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Ở lĩnh vực công nghệ số, danh mục công nghệ ưu tiên gồm: Trí tuệ nhân tạo; Internet vạn vật; công nghệ phân tích dữ liệu lớn; công nghệ chuỗi khối; điện toán đám mây…
Trong số đó, Bộ KH&CN xác định AI là công nghệ được ưu tiên hàng đầu. Tháng 1/2021, Bộ KH&CN đã tham mưu Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030. Việc xây dựng dữ liệu và nguồn nhân lực được Chính phủ giao cho các Bộ: Quốc phòng, Công an, Giáo dục và Đào tạo, KH&CN, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam... sẵn sàng đáp ứng nhu cầu phát triển thực tế.
Ngay sau khi Chiến lược được ban hành, Bộ KH&CN đã ban hành ngay kế hoạch triển khai phát triển công nghệ AI quốc gia. Đến nay việc quảng bá, truyền thông về AI được triển khai khá rộng rãi, phần nào giúp người dân hiểu AI là gì và đóng góp như thế nào trong cuộc sống.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android