Bỏ "tai thỏ" có ý nghĩa gì đâu nếu như các hãng Android cứ mãi ám ảnh với Apple?
Tai thỏ là cách dễ dàng nhất để gợi nhắc đến iPhone X và các phiên bản sau này. Nhưng kể cả khi không có tai thỏ, sự ám ảnh của các thương hiệu Trung Quốc với Apple vẫn còn là quá lớn.
Năm 2018 không chỉ là năm của "tai thỏ": bên cạnh việc ra mắt những chiếc smartphone có màn hình nhái iPhone X (và không có 3D Face Unlock), các tên tuổi Trung Quốc cũng đã rất nỗ lực trong việc tìm giải pháp thay thế "cái rãnh" của Apple. Đầu năm, BKK Electronics gây tiếng vang lớn nhờ bản mẫu Vivo Apex dùng cơ chế camera thò thụt, đến cuối năm thì ra mắt 2 mẫu Vivo NEX và OPPO Find X để trở thành kẻ dẫn đầu trong cuộc đua toàn màn hình. Cũng trong vài tháng cuối năm, Huawei, Xiaomi, Vivo và OPPO đều ra mắt smartphone khoét rãnh "giọt nước", tạo hình giống với "rãnh" của Essential hơn là Apple.
Chưa kể, bất chấp những lùm xùm về vấn đề quyền trí tuệ, Huawei cũng đã trở thành tên tuổi thứ 2 sau Apple công bố công nghệ "khoét lỗ", cho phép đưa smartphone đến gần với trải nghiệm "toàn màn hình" hơn bao giờ hết mà không cần tới các giải pháp cơ học.
Nhưng từng đó đã là đủ để họ thoát khỏi cái bóng của Apple? Hãy cùng điểm qua một vài ví dụ:
Huawei Nova 4, điểm khởi đầu cho màn hình "đục lỗ", cũng có mặt lưng theo kiểu "iPhone gắn thêm 1 camera".
Mặt trước thì mới mẻ hoàn toàn với giọt nước, mặt sau thì vẫn quá gợi nhắc đến iPhone X.
Là "anh em" của VIvo, OPPO phá cách hơn khi chọn iPhone 7 Plus để đưa lên smartphone "giọt nước" của mình.
Một trong những sản phẩm đình đám nhất hứa hẹn kỷ nguyên sáng tạo của các nhà sản xuất Trung Quốc: Vivo Nex (và mặt lưng iPhone X).
Xiaomi Mi Mix 3 sử dụng giải pháp nắp trượt giống như Lenovo. Nhưng ở phía sau vẫn là tạo hình y hệt như iPhone X.
Vẫn chưa có nét riêng
Dĩ nhiên, ở trên mới chỉ là một vài ví dụ cho thấy, ngay cả khi thoát ra khỏi "tai thỏ", những chiếc Android Trung Quốc vẫn không thể thoát khỏi cái bóng của Apple. Thậm chí, gần như trong mọi trường hợp, các nhà sản xuất này đều chọn hình nền theo phong cách màu loang để gợi nhắc đến nhà Táo. Phong cách màn hình cong cũng được học hỏi một cách triệt để từ cả Apple và Samsung.
Hiện tượng này chỉ có một ý nghĩa duy nhất: ngay cả khi đã nhận được những lời khen về sáng tạo, các nhà sản xuất Trung Quốc vẫn cứ phải núp bóng Táo. Mỗi sản phẩm Trung Quốc dù thế nào cũng vẫn chưa thực sự có nét riêng.
Đến bao giờ thì điều đó mới thay đổi? Có lẽ là không bao giờ, bởi ngay cả thương hiệu Trung Quốc đáng chú ý nhất vẫn đang ám ảnh với "tai thỏ" đến mức này đây:
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung đã ứng dụng AI để định hình trải nghiệm giải trí thông minh trên AI TV như thế nào?
Tương tự dòng điện thoại Galaxy, Samsung AI TV thể hiện rõ khát vọng của thương hiệu điện tử Hàn Quốc trong việc “đưa AI đến với tất cả mọi người,” mở rộng ứng dụng trí tuệ nhân tạo từ di động đến TV.
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"