Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: “FPT nên trở thành trung tâm đào tạo để chuyển giao công nghệ”
Chia sẻ trong chuyến thăm FPT Myanmar, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn kỳ vọng mỗi người FPT sẽ là sứ giả kết nối Việt Nam với Myanmar.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn và đoàn lãnh đạo Bộ TT&TT cùng CBNV FPT Myanmar chụp hình trước khuôn viên văn phòng
Chia sẻ với đoàn lãnh đạo Bộ TT&TT, ông Đoàn Nhật Minh, Giám đốc FPT Myanmar đã báo cáo các lĩnh vực kinh doanh của FPT tại Myanamar như hợp đồng 11 triệu USD với Bộ Kế hoạch và Tài chính Myanmar để lắp đặt và vận hành 6 trung tâm dữ liệu của bộ này. Đây là dự án CNTT có giá trị lớn nhất từ trước đến nay trong khối Chính phủ Myanmar.
Trò chuyện với cán bộ nhân viên FPT Myanmar, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn khẳng định, hoạt động của FPT tại Myanmar cho thấy người Việt Nam không chỉ chăm chỉ mà có trí tuệ cao sánh vai với các nước.
Bộ trưởng cho biết, chính phủ Myanmar đã đề ra kế hoạch đầy tham vọng để phát triển thị trường viễn thông và CNTT, theo đó đến năm 2020, 50% dân số sẽ được cung cấp dịch vụ băng rộng.
Myanmar đã trải qua quá trình chuyển đổi đầy ấn tượng, trở thành hiện tượng trong khu vực ASEAN. Với chính sách mở cửa nền kinh tế, Myanmar đã trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư trong lĩnh vực viễn thông và CNTT.
"FPT vươn lên và hợp tác tốt với các doanh nghiệp Việt Nam để cùng đi lên. FPT nên trở thành trung tâm đào tạo để chuyển giao công nghệ. Mỗi cán bộ FPT là một sứ giả kết nối Việt Nam và Myanmar", Bộ trưởng nói.
FPT hiện diện tại Myanmar từ năm 2013, nhằm nghiên cứu, đầu tư vào các lĩnh vực tích hợp hệ thống, xây dựng chính phủ điện tử, ngân hàng, Internet, giáo dục, đào tạo nhân lực phần mềm… ở quốc gia này. Trước đó, FPT là doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên được cấp giấy phép kinh doanh viễn thông tại đất nước Chùa Vàng này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"