Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: "Một số hãng máy tính nước ngoài cài phần mềm gián điệp vào máy tính tại Việt Nam"
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn, tình trạng một số hãng máy tính nước ngoài cài phần mềm gián điệp vào máy tính đang tạo ra các nguy cơ về an ninh thông tin cho cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân Việt Nam.
Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn tại Hội nghị giao ban Quản lý Nhà nước quý I/2016, hiện vấn đề an toàn thông tin mạng vẫn diễn biến rất phức tạp.
Từ đầu năm 2016 đến nay đã xuất hiện hàng trăm cuộc tấn công mã độc nhằm vào các Bộ ngành. Ngay trong dịp Tết Bính Thân, Cục An toàn Thông tin đã ghi nhận 230 trang web bị tấn công, 286.000 địa chỉ IP bị tấn công, tiềm ẩn hàng loạt nguy cơ mất an toàn thông tin.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn. Ảnh: Việt Hải.
Vấn đề mất an toàn an ninh thông tin trong các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước vẫn còn rất nan giải, nghiêm trọng. Trong khi đó, khả năng chống xâm nhập còn yếu, nhiều tổ chức không biết bị tấn công cơ sở dữ liệu, chưa có quy trình ứng phó…
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đề nghị trong thời gian tới Cục An toàn Thông tin, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) đặc biệt quan tâm đến những vấn đề nêu trên. Cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và đơn vị chức năng… để đảm bảo an toàn an ninh thông tin.
“Cục An toàn Thông tin tích cực chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác đảm bảo an toàn an ninh mạng, đặc biệt trong thời gian sắp diễn ra bầu cử Quốc hội”, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh.
Liên quan đến nguy cơ mất an toàn thông tin tại Việt Nam, theo báo cáo mới đây của VNCERT, năm 2015 trung tâm đã điều phối và ngăn chặn 7.540 máy chủ điều khiển mã độc (C&C Server), phối hợp với các CERT quốc tế ngăn chặn hơn 200 website giả mạo (trong đó có các website giả mạo giấy phép do Bộ TT&TT cấp, giả mạo webmail của VNN, VDC; giả mạo website Ngân hàng Nhà nước).
Riêng 3 tháng đầu năm 2016, VNCERT cũng đã gửi điều phối và cảnh báo về mã độc Ransomware (đòi tiền chuộc) có biến thể và hành vi lây nhiễm mới; gửi điều phối và cảnh báo về máy chủ có lỗ hổng DNS tại Việt Nam bị lợi dụng để tấn công DDoS số lượng lớn.
Phan Minh/Theo ICTNews
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI