Bồn cầu máy bay khác biệt gì so với bồn cầu dưới đất?

    Anh Việt,  

    Các thiết bị vệ sinh trên máy bay, đặc biệt là bồn cầu, thường sử dụng những thiết kế và công nghệ hiện đại hơn so với các bồn cầu dưới đất.

    Nhà vệ sinh máy bay là một phần quan trọng trên các chuyến bay thương mại ngày nay. Các hãng máy bay lớn thường hợp tác với những công ty công nghệ lớn để ứng dụng và lắp đặt những thiết bị vệ sinh hiện đại nhất cho mỗi chiếc máy bay.

    Mỗi thiết bị vệ sinh trên máy bay, ngoại trừ chất lượng vật liệu tuyệt hảo thì bồn cầu là thiết bị sở hữu công nghệ khác biệt nhất.

    Bồn cầu và bồn rửa thường được làm bằng nhựa đúc hoặc bồn rửa bằng thép không gỉ; sàn nhà thường là bề mặt không trơn trượt. Trên các máy bay mới hơn, phòng vệ sinh hạng thương gia hoặc hạng nhất rộng rãi hơn và có nhiều đồ vệ sinh cá nhân cũng như các tiện nghi khác.

    Trước đây bồn cầu trên máy bay cũng giống như bồn cầu dưới đất hiện nay, tức là thuộc dạng mô hình nhà vệ sinh hóa học. Còn hiện tại, các hãng hàng không lớn trên thế giới hầu hết đều lắp đặt bồn cầu sử dụng hệ thống xả chân không.

    Bồn cầu có hệ thống xả chân không

    Các hãng hàng không và nhà sản xuất máy bay liên tục nghiên cứu các cách cải tiến công nghệ thiết kế nhà vệ sinh nói chung và bồn cầu nói riêng nhằm tăng cường chức năng và giảm chi phí sản xuất, đồng thời duy trì mức độ an toàn, vệ sinh và sự thoải mái.

    Bồn cầu máy bay khác biệt gì so với bồn cầu dưới đất?- Ảnh 1.

    Bồn cầu máy bay hiện đại không còn là loại bồn cầu hoá học.

    Vì lý do này, nhiều bồn cầu máy bay hiện đại giờ đây không còn thuộc loại "bồn cầu hóa học xả nước xanh tuần hoàn bằng điện". Thay vào đó, các nhà sản xuất bồn cầu đã phát triển công nghệ "xả chân không" để loại bỏ cặn rắn và lỏng khỏi bồn. Đây là công nghệ hiện đại được cấp bằng sáng chế vào năm 1975.

    Theo quan điểm của các nhà thiết kế máy bay, một số ưu điểm của hệ thống công nghệ xả chân không là tăng tính an toàn nhờ ít nguy cơ chất thải ăn mòn tràn vào các hốc xung quanh nhà vệ sinh vốn khó bảo vệ.

    Ngoài ra, hệ thống xả chân không được coi là ít gây mùi hơn và trọng lượng nhẹ hơn đáng kể, tiết kiệm nhiên liệu bằng cách giảm nhu cầu mang theo lượng lớn nước tuần hoàn màu xanh lam trên máy bay.

    Về cơ chế, hệ thống thoát nước chân không thường duy trì một phần độ chân không, với áp suất không khí dưới áp suất khí quyển bên trong mạng lưới đường ống và bình thu gom trạm chân không.

    Các van mở và đóng lại tự động khi hệ thống được sử dụng, do đó áp suất chênh lệch có thể được duy trì mà không tốn nhiều năng lượng để bơm nước. Điều này còn giúp tăng được hiệu suất tổng thể của máy bay.

    Bồn cầu máy bay được dọn dẹp thế nào

    Mỗi máy bay được trang bị phòng tắm hoặc bồn cầu đều cần phải xả chất thải theo một cách nào đó.

    Bồn cầu máy bay khác biệt gì so với bồn cầu dưới đất?- Ảnh 2.

    Sau khi máy bay hạ cánh, một trong những nhiệm vụ của các nhân viên hậu cần sân bay là xả hệ thống nhà vệ sinh. Trung tâm hậu cần sẽ sử dụng loại xe LAV, về cơ bản là một chiếc xe tải nhỏ được móc đằng sau một thùng lớn với cấu tạo riêng có thể tiếp cận được các khoang nước thải của máy bay.

    Những chiếc xe này còn thường được gọi thông tục là "toa xe mật ong" với nhân viên sử dụng những thiết bị chuyên dụng để hút hết sạch chất thải bên khoang thải máy bay.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ