Nhiều nghiên cứu cho rằng động vật nhân bản không thể sống được lâu nhưng Debbie, Denise, Dianna và Daisy đã chứng minh ngược lại.
Ngày mùng 5 tháng 7 năm 1996 đã đi vào lịch sử, khi mà cô cừu Dolly, động vật có vú đầu tiên được nhân bản từ một tế bào trưởng thành ra đời, mở ra một kỷ nguyên mới mà người ta có thể đặt hàng những chú chó con nhân bản, hay mua bán những con ngựa giống được sinh ra với phương pháp như thế.
Chú cừu Dolly được nhồi bông tại Bảo tàng Quốc gia Scotland.
Nhưng nhiều nhà khoa học lại không lạc quan về chú cừu Dolly lắm, bởi lẽ nhiều thử nghiệm về gen chỉ ra rằng có những dấu hiệu lão hóa rõ rệt khi con cừu này mới 1 năm tuổi, và tại thời điểm 5 năm tuổi, Dolly bị viêm khớp. Không rõ rằng những điều này xảy ra có phải do việc Dolly là sản phẩm của nhân bản hay không.
Dolly đã từ giã cõi đời năm 2003 do bị nhiễm virus bệnh phổi, chỉ vài tháng trước sinh nhật thứ 7 của mình. Đó mới chỉ bằng nửa quãng đời của một con cừu bình thường.
Nhưng có vẻ là do Dolly gặp vấn đề riêng của bản thân, hoặc do cô nàng Dolly gặp “chút đen đủi” thôi. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Nottingham vừa thông báo vào thứ 3 vừa rồi, rằng bốn nhân bản cừu từ tế bào của Dolly vẫn sống khỏe mạnh được năm 9 rồi.
Bốn con cừu “Dolly của Nottingham” là bốn con duy nhất còn sót lại trong 10 nhân bản cừu được tạo ra năm 2007. Tất cả được nuôi dưỡng cùng với 9 con cừu nhân bản không từ Dolly và cừu thường khác để có thể so sánh, đo đạc được quá trình trao đổi chất, vấn đề tim mạch và các vấn đề về sức khỏe xương khớp khác. Trong 4 con cừu sống sót, chỉ có một con cừu là Debbie có những triệu chứng thấp khớp giống như Dolly.
“Chúng tôi thấy rằng phần lớn cừu rất khỏe mạnh, dù cho tuổi của chúng đã cao”, bác sỹ thú y Sandra Corr trả lời báo chí.
Ngoài việc chúng khỏe mạnh ra, 4 con cừu Debbie, Denise, Dianna và Daisy đều cực kì đáng yêu.
Ý tưởng về việc tất cả các con cừu đều sẽ bị bệnh xương khớp theo nhiều cách khác nhau, ở những thời điểm khác nhau nêu lên những gợi ý về việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới gen khác, những yếu tố sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của một cơ thể sống.
Phương pháp để tạo nên những con cừu nhân bản này cũng giống với phương pháp chuyển nhân đã tạo nên Dolly. Trong quá trình này, các nhà khoa học chuyển DNA (nằm trong hạt nhân của tế báo) từ từ tế bào của một con vật gốc, đưa chúng vào hạt nhân của một tế bào trứng, rồi thực hiện kích thích tế bào ấy để nó bắt đầu phân chia, tạo nên phôi đầy đủ.
Khi các tế bào lớn dần lên, chúng dần trở nên khác biệt. Ví dụ như tế báo da hẳn sẽ khác biệt với tế bào phổi. Một trong những lý do Dolly được sinh ra thành công là các nhà khoa học đã có thể đưa những tế báo khác biệt ấy về trạng thái ban đầu, để những tế bào ấy có thể phát triển thành một con cừu hoàn toàn mới.
Cho tới giờ, những nhân bản của Dolly vẫn sống khỏe, tất nhiên là được hỗ trợ bằng lối sống “vài phần xa hoa” hơn những người bạn của chúng trong trang trại, tất cả nhằm duy trì những chú cừu nhân bản này có thể sống lâu và khỏe mạnh.
“Nếu như việc nhân bản làm tốc độ lão hóa của tế bào tăng lên, thì kết quả sẽ nằm tại những con cừu này đây”, trích lời trưởng dự án nghiên cứu Kevin Sinclair tại Đại học Nottingham, người đã tiếp nối nghiên cứu của người tiền nhiệm Keith Campbell, tác giả của các con cừu nhân bản từ 9 năm trước.
Tham khảo ScienceAlert
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4