Nhằm tận dụng tối đa diện tích của màn hình, Bphone 3 sẽ không sử dụng phím ảo mà thay vào đó là thao tác cử chỉ.
Như đã đề cập trong bài viết trước, BKAV đã trang bị cho chiếc Bphone 3 mới một màn hình tràn đáy với viền dưới siêu mỏng. Chính vì vậy, nút điều hướng vật lý từ các thời Bphone trước đây đã bị loại bỏ.
Một số nhà sản xuất khác khi loại bỏ phím Home sẽ chuyển sang sử dụng phím ảo trong màn hình, vô tình khiến cho trải nghiệm toàn màn hình không còn "đã" và khá tù túng. Bphone 3 không đi theo "lối mòn" này - thao tác ở trên Bphone 3 được thực hiện hoàn toàn thông qua các cử chỉ.
Cụ thể đối với các thao tác điều hướng cơ bản, người dùng sẽ:
- Vuốt lên từ cạnh dưới của màn hình để về màn hình chính (Home)
- Vuốt từ cạnh trái/phải của màn hình để quay lại (Back)
- Vuốt lên từ cạnh dưới và giữ để hiển thị màn hình đa nhiệm
Vuốt lên từ cạnh dưới của màn hình để về màn hình chính (Home)
Vuốt lên từ cạnh dưới và giữ để hiển thị màn hình đa nhiệm
Qua trải nghiệm nhanh, hệ thống điều hướng cử chỉ của Bphone 3 hoạt động khá tốt. Mặc dù đôi khi hiệu ứng chuyển cảnh không được chính xác, tuy nhiên phiên bản phần mềm của chiếc Bphone 3 chúng tôi trải nghiệm vẫn trong giai đoạn thử nghiệm và sẽ được BKAV khắc phục trong thời gian tới.
Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, Bphone 3 còn mang đến những thao tác cử chỉ khác rất độc đáo mà không một chiếc máy nào khác có. Cụ thể, người dùng sử dụng các thao tác kéo hoặc giữ từ cạnh trái/phải của màn hình để kích hoạt bảng điều khiển nhanh (Control Center) hay điều chỉnh độ sáng/âm lượng.
Vuốt và giữ từ cạnh trái/phải của màn hình để hiển thị trang điều khiển nhanh (Control Center)
Nhấn và giữ nửa trên của cạnh trái màn hình, sau đó kéo ngón tay lên/xuống để điều chỉnh độ sáng màn hình
Nhấn và giữ nửa trên của cạnh phải màn hình, sau đó kéo ngón tay lên/xuống để điều chỉnh âm lượng
Đây là một cách làm khá tiện lợi và thông minh của BKAV, đặc biệt khi so sánh với những sản phẩm khác khi mà người dùng phải rướn ngón tay lên cạnh trên của màn hình - vốn là một điều không hề dễ dàng với màn hình tỷ lệ dài của đa số smartphone ngày nay.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4