Có ít nhất 300.000 liều đã được dự trữ cho trường hợp bùng phát dịch.
Gần 1 năm sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức công bố đại dịch Ebola đã chấm dứt, chúng ta vẫn chưa thể hoàn toàn yên tâm khi những ca tái phát và nhiễm bệnh mới vẫn xuất hiện rải rác ở các quốc gia Tây Phi và Châu Âu.
Tuy nhiên, những lo lắng ấy có lẽ sẽ chấm dứt sau ngày hôm nay. Các nhà nghiên cứu vừa hoàn thành thử nghiệm lần cuối cùng 1 loại vắc xin phòng Ebola trên hàng ngàn người dân Tây Phi. Kết quả cho thấy nó có hiệu quả 100%. Ít nhất 300.000 liều đã được sản xuất và dự trữ.
Đã có vắc-xin Ebola hiệu quả 100%
Loại vắc xin có tên rVSV-EBOV đã hoàn thành một thử nghiệm trên 5.837 người dân Guinea. Trong đó, các nhà khoa học theo dõi nhóm người được chích ngừa và một nhóm cộng đồng tương tự khác đã không nhận được vắc-xin. Kết quả là không ai trong số những người đã tiêm rVSV-EBOV nhiễm bệnh. Ngược lại, có 23 trường hợp nhiễm mới Ebola ở nhóm người đối chứng.
Nghiên cứu tuyên bố rVSV-EBOV là loại vắc-xin Ebola đầu tiên có hiệu quả 100%. Các nhà sản xuất rVSV-EBOV bây giờ đang cố gắng thúc đẩy quá trình cấp phép chính thức cho loại vắc-xin này, để nó có thể được sử dụng rộng rãi hơn trong tương lai.
Phát biểu về bước đột phá này, nhà nghiên cứu Marie-Paule Kieny đến từ WHO nói: "Trong trường hợp dịch bệnh lại bùng phát, chúng ta sẽ không còn bị động và thiếu khả năng tự vệ nữa". Đó là một tin mừng bởi mặc dù WHO đã tuyên bố sự chấm dứt của đại dịch Ebola hồi đầu năm, thỉnh thoảng tại Guinea, những trường hợp mắc Ebola mới vẫn được báo cáo.
Vắc-xin rVSV-EBOV được điều chế từ các loại virus gây viêm miệng cho gia súc, nhưng không ảnh hưởng tới con người, và một protein bề mặt của virus Ebola. Nó có tác dụng kích thích cơ thể con người tự sản xuất ra các kháng thể phòng bệnh.
Vắc-xin có tác dụng kích thích cơ thể con người tự sản xuất ra các kháng thể phòng bệnh.
Các nhà nghiên cứu trình bày trong báo cáo, rVSV-EBOV hoạt động rất hiệu quả để chống lại Zaire ebolavirus, một chủng virus Ebola chịu trách nhiệm cho hầu hết các ca bệnh nặng tiến triển đến giai đoạn nhiễm trùng và đe dọa tính mạng. Mặc dù vậy, nó chưa có hiệu quả trong 4 chủng Ebola khác.
Loại thuốc này cũng có một số tác dụng phụ không mong muốn như gây đau khớp và đau đầu. Bởi vậy, chúng ta chỉ có thể nói rằng mọi người đã yên tâm khi 300.000 liều rVSV-EBOV sẽ dập tắt mọi đợt bùng phát dịch. Nhưng để có thể trở thành loại vắc-xin tiêm phòng phổ biến hàng ngày, rVSV-EBOV sẽ cần những bước cải tiến thêm.
Bây giờ, những nghiên cứu tiếp theo đang được tiến hành để điều tra tác dụng của vắc-xin trong nhóm trẻ em và các đối tượng có hệ miễn dịch kém (chẳng hạn như những người nhiễm HIV). Nhóm nghiên cứu và nhà sản xuất hi vọng rằng rVSV-EBOV sẽ nhận được giấy phép chính thức vào đầu năm 2017.
"Ebola đã để lại một hậu quả nặng nề trên nước chúng tôi", Giám đốc Cơ quan Quốc gia về An ninh Y tế Guinea, Keita Sakoba cho biết. Nhưng với việc một loại vắc-xin được thử nghiệm thành công 100% tại Guinea, Keita Sakoba nói: "Guinea rất tự hào rằng đất nước đã có thể đóng góp vào việc phát triển một loại vắc-xin, thứ mà sẽ bảo vệ các quốc gia khác không phải chịu đựng những tổn thất như Guinea đã phải chịu đựng".
Đại dịch Ebola bắt đầu bùng phát vào năm 2014 tại miền Nam Guinea. Cho đến khi được WHO tuyên bố chính thức chấm dứt hồi đầu năm 2016, Ebola đã giết chết ít nhất 11.300 người và gây ảnh hưởng tới sức khỏe hơn 28.000 người khác, chủ yếu tại các quốc gia Tây Phi như Guinea, Liberia và Sierra Leone.
Tham khảo ScienceAlert
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín