Tuy vô định và ngẫu nhiên nhưng thiết kế của ngôi nhà này lại đưa ra được những giải pháp kiến trúc hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, dung hòa được kiến trúc bản địa và quan trọng nhất là đem lại sự yên bình cho gia chủ.
Công trình này được coi là một thử nghiệm khá "ngông" trong việc thể hiện tính vô định, ngẫu nhiên, biến đổi liên tục của cuộc sống hiện đại.
Việc phân tích đối tượng thiết kế luôn gắn liền với những tính toán phù hợp để giảm thiểu tối đa tiêu hao năng lượng, thông qua hệ thống thông gió và chiếu sáng tự nhiên.
Thông tin dự án:
Địa điểm: Tân Phú, Hồ Chí Minh
Kiến trúc sư tham gia thiết kế: Mel Schenck, Nguyễn Thị Trà Giang
Diện tích: 309m2
Dự án năm: 2015
Ảnh: Hiroyuki Oki
Mục tiêu cơ bản của thiết kế là mang đến một không gian tiện nghi cho chủ nhà và gia đình mình khi về hưu. Với nhu cầu cao về ánh sáng và không khí trong lành, tận dụng lợi thế về môi trường sống trong và ngoài nhà ở vùng khí hậu nhiệt đới như tại HCM. Kiến trúc sư đã lựa chọn thông gió tự nhiên như giải pháp tối ưu để giảm thiểu việc sử dụng điều hòa nhiệt độ. Vì vậy, phần lớn bề mặt công trình được thiết kế rỗng cho phép các luồng gió được lưu thông tự nhiên.
Các mặt bằng của công trình
Những căn nhà thời Pháp thuộc hiện đại tại Việt Nam đã từng có những ô thông hơi rộng sát mái và trên tường ở mỗi tầng, sau đó sử dụng quạt trần để đối lưu không khí thông qua các ô thoáng. Nhưng hầu hết nhà ở Việt Nam trong 20 năm gần đây dường như đã dần trở thành những "hũ nút" vì điều hòa nhiệt độ ngày càng phổ biến với giá cả hợp lý. Sử dụng điều hòa nhiệt độ cần môi trường kín để hoạt động, nên những ô thoáng đã bị loại bỏ, chỉ còn lại cửa ra vào, cửa sổ thường được đóng kín.
Breeze House có hệ thống các ô cửa chớp áp trần, cho phép không khí lưu thông khắp căn nhà cũng như ở khu vực cầu thang. Cửa chớp có thể đóng lại khi có nhu cầu sử dụng điều hòa nhiệt độ hoặc mưa bão. Trong thực tế, sử dụng điều hòa là không cần thiết vì nhiệt độ trong ngôi nhà luôn được cân bằng.
Ở nhà Việt Nam truyền thống, cửa sổ và cửa đi thường được mở gần như suốt ban ngày để thông gió, nhưng chúng cần đóng lại vào ban đêm để đảm bảo an ninh.
Vậy nên ở hầu hết các căn nhà, song cửa thép hoặc màn chắn thép được bố trí bên trong cửa sổ cũng như cửa đi. Ở công trình này, hệ lưới thép được bố trí bao bọc toàn bộ bên ngoài căn nhà và tất cả các ban công, nên cửa sổ và cửa đi có thể mở thâu đêm tùy nhu cầu chủ nhà. Vì thế, những tấm lưới thép này cho phép diện tích căn phòng mở rộng ra hơn nữa, bao gồm cả khu vực ban công.
Sơ đồ đối lưu không khí trong ngôi nhà
Nhà ở Việt Nam khá ưa chuộng ban công, nhưng thường chúng có hình chữ nhật và chỉ rộng khoảng 1m và gần như không để được nhiều đồ.
Trong công trình này, cửa ra vào và cửa sổ ngoài cùng các cạnh của ban công được thiết kế thành những góc chéo cho phép để được cả bàn và ghế ở những đầu ban công rộng đến 3m.
Sự kết hợp giữa ban công chéo góc ở mỗi tầng và các lưới thép an ninh đã mở đường cho lối kiến trúc hiện đại. Kiến trúc sư rất tôn trọng lối kiến trúc được phát triển hơn 80 năm qua. Họ không ngừng tìm tòi nghiên cứu sáng tạo nên những đường nét, hình mẫu, vật liệu, kết cấu, màu sắc, hình dáng và kích thước khác nhau. Những khía cạnh đó hầu như luôn tồn tại độc lập. Nhưng thiết kế của công trình này thì hoàn toàn không như vậy.
Ban công góc cạnh cùng hệ thống các lưới thép gấp khúc, đổ xuống bề bặt bốn tầng của công trình như thác nước tự nhiên. Những đường gấp khúc phô diễn tính vô định hình cùng bề mặt của giằng thép, nhấn mạnh tính ngẫu nhiên. Đồng thời, cách bố trí các lớp lưới bảo vệ ban công và sự khúc xạ ánh sáng.
Chiêm ngưỡng thêm những bức ảnh về công trình Breeze House:
Theo Layered
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?