Bức ảnh chân dung của Tổng thống Mỹ Donald Trump và bài học về ánh sáng trong nhiếp ảnh

    Tuấn Lê,  

    Cùng phân tích hai bức ảnh chân dung của vị Tổng thống Hoa Kỳ này và hiểu được nguồn sáng sẽ ảnh hưởng đến nội dung bức ảnh rõ ràng đến mức nào.

    *Bài viết dựa theo quan điểm của nhiếp ảnh gia Doug Jackson, người từng phục vụ trong hàng ngũ lính thuỷ đánh bộ Mỹ tại cuộc chiến Iraq và tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành phim ảnh.

    Sau 9 tháng đảm nhiệm vị trí Tổng thống Hoa Kỳ, bức ảnh chân dung của Donald Trump cuối cùng cũng đã được phía Nhà Trắng công bố. Tuy nhiên, theo Doug Jackson, bức ảnh của vị Tổng thống này có gì đó "không ổn".

    Bức ảnh chân dung của Donald Trump trước đây.

    Bức ảnh chân dung của Donald Trump trước đây.

    "Là một nhiếp ảnh gia và cũng là người lính hoạt động trong một số công việc liên quan đến chính trị, tôi rất hứng khởi với nội dung thể hiện trong hai bức ảnh chân dung của ông Trump được công bố mới đây". Để phân tích nhiều hơn, Doug đã dùng đến 2 bức ảnh chân dung khác của vị Phó Tổng thống Mike Pence và bà Stephanie Murphy - Nghị sỹ Quốc Hội Mỹ.

    "Nhìn vào bức ảnh chân dung của hai người này, lấy nó làm thước đo thì có thể thấy, phần ánh sáng đã tạo đường dẫn vào ánh mắt, gây chú ý cho người xem hơn", ông cho biết.

    Doug cũng phân tích rằng phần ánh sáng soft key được đặt phía bên trái của máy ảnh, trong khi đó phần ánh sáng bounce nằm phía bên phải. Tất cả sự sắp xếp ánh sáng này tạo nên tỉ lệ 3:1 giữa key light và fill light. Tông màu da của cả hai đều xuất sắc, màu trắng trên áo vẫn đúng tông trắng, tuy nhiên màu đỏ trong ảnh của ông Mike Pence lại có độ bão hoà hơi nhiều so với bà Stephanie Murphy.

    Kiểu đánh đèn của cả 2 bức ảnh này gần như tương đương với nhau, tuy nhiên nếu nhìn kỹ sẽ thấy bức chụp của bà Nghị Sỹ Quốc Hội có thêm một nguồn sáng nữa.

    Kiểu đánh đèn của cả 2 bức ảnh này gần như tương đương với nhau, tuy nhiên nếu nhìn kỹ sẽ thấy bức chụp của bà Nghị Sỹ Quốc Hội có thêm một nguồn sáng nữa.

    Và bây giờ, hãy nhìn vào hai bức ảnh chân dung của Tổng thống Donald Trump và cùng phân tích sự giống nhau của chúng cũng như so sánh với hai bức của Mike Pence và Stephanie Murphy.

    Hai tấm ảnh chân dung trước đây và hiện tại của ông Trump.

    Hai tấm ảnh chân dung trước đây và hiện tại của ông Trump.

    Nhìn kỹ vào phần ánh sáng đánh vào gương mặt, nhất là mắt của Trump, bạn có thể đoán được người chụp chỉ dùng một nguồn sáng đánh vào, và nó đặt ở chếch phía dưới so với tầm mắt. Thông thường thì ánh sáng sẽ được đặt ở hướng 10 hoặc 2 giờ theo chiều kim đồng hồ. Tuy nhiên ở 2 bức ảnh này lại là 8 và 4 giờ - khác hoàn toàn với ảnh của Pence và Murphy.

    "Kiểu sắp đặt nguồn sáng chính thế này thường được sử dụng trong quay phim và nó dùng để thể hiện tính tiêu cực của chủ thể", Doug chia sẻ.

    Ở bức ảnh chân dung trước của Trump, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy hiệu ứng của nguồn sáng khi đặt ở dưới thấp:

    Phần bóng của mũi bị đánh sang bên phải, trong khi đó nguồn sáng vào ánh mắt lại khá thấp.

    Phần bóng của mũi bị đánh sang bên phải, trong khi đó nguồn sáng vào ánh mắt lại khá thấp.

    "So với bức ảnh của Phó Tổng thống Pence, có thể thấy nguồn sáng của bức ảnh chân dung Trump không hề đủ, dẫn đến chiếc áo sơ mi cũng không toát lên đúng tông trắng và chính phần da của Trump đã bị phản màu xuống áo sơ mi ông".

    "Còn nếu nói về độ sáng của răng, da và tóc thì bức ảnh của Mike Pence đã nói lên tất cả. Trong chụp ảnh chân dung, da người luôn cần một lượng sáng đủ để "hấp thụ" và đánh phản lại được nguồn sáng đó, tạo cảm giác da có phần nào đó như phát sáng lên. Ở bức ảnh chân dung của Trump, đơn giản có thể thấy nguồn sáng đã không đủ để làm được chuyện này."

    "Có vẻ như đa phần nguồn sáng trong bức ảnh của ông Trump lại là từ những chùm đèn trong căn phòng", Doug nhận định.

    "Đồng ý rằng bức ảnh chân dung mới của Trump đã có sự cải tiến tốt hơn so với tấm ban đầu từng được công bố. Tuy nhiên là một nhiếp ảnh gia và tham gia vào một số tác phẩm liên quan đến chính trị, tôi cho rằng nó vẫn rất tệ (đặc biệt khi đem ra so sánh với bức của ông Pence). Và điều làm tôi tò mò nhất là cả 2 bức chân dung của Trump là được làm có chủ ý, sử dụng ánh sáng đánh gắt từ góc dưới lên để tạo sự "nguy hiểm" không? Liệu rằng Trump có tự thắc mắc rằng tại sao ông lại được chụp theo kiểu này hay không?"

    Dù sao đi nữa, qua việc phân tích bức ảnh này, chúng ta có thể hiểu được hơn về cách sử dụng ánh sáng trong chụp ảnh chân dung. Hãy lưu ý khi lần sau nếu muốn chụp chân dung, các bạn nhé!

    Tổng hợp

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày