Bức ảnh chú cá ngựa lôi cây bông ngoáy tai có khả năng nhận giải cao nhất tại Wildlife Photographer of the Year 2017
Bức ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia người Mỹ Justin Hofman với cái tên "Sewage surfer" (tạm dịch: Kẻ lang thang trong làn nước ô nhiễm), ghi lại hình ảnh một chú cá ngựa lôi cây bông ngoáy tai dưới biển Indonesia. Đây chỉ là một trong số nhiều bức ảnh dấy lên lo ngại về ô nhiễm môi trường trên toàn thế giới.
Wildlife Photograph of the Year (tạm dịch: Ảnh đời sống hoang dã của năm) là giải thưởng thường niên uy tín do Bảo tàng tự nhiên lịch sử London tổ chức. Như thường lệ, Wildlife Photograph of the Year 2017 lại thu hút hàng chục nghìn bức ảnh về động vật hoang dã từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Wildlife Photograph of the Year - cuộc thi nhiếp ảnh uy tín của Bảo tàng tự nhiên lịch sử London
Những bức ảnh về đời sống hoang dã được đề cử tại nhiều hạng mục vẫn xoay quanh chủ đề ô nhiễm môi trường - vấn nạn chung của thế giới loài người và mọi sinh vật sống trên trái đất.
Một trong số những bức ảnh "nhức nhối" nhất tại cuộc thi là ảnh chụp một chú cá ngựa lôi cây bông ngoáy tai của nhiếp ảnh gia Mỹ Justin Hofman.
"Sewage surfer"
Để thực hiện bức ảnh "Sewage surfer" (tạm dịch: Kẻ lang thang trong làn nước ô nhiễm), Justin đã phải lặn ngụp trong làn nước ô nhiễm cực nặng ở rặng san hô gần đảo Sumbawa, Indonesia - nơi chưa đầy bùn thải khi thủy triều xâm nhập.
Đáng buồn là khi đang tác nghiệp, không may nước bẩn đã tràn vào ống thở của nhiếp ảnh gia khiến anh phải... nhập viện ngay ngày hôm sau.
Dù có lượng sinh vật biển phong phú bậc nhất thế giới, Indonesia lại đứng thứ 2 sau Trung Quốc việc gây ô nhiễm biển từ rác thải nhựa.
Hiện nay, có tới 83% mẫu nước sinh hoạt trên toàn thế giới bị ô nhiễm bởi các loại hạt vi nhựa. Một nghiên cứu khác đầu năm nay cho thấy đại đa số các mẫu muối ăn cũng bị ô nhiễm vi nhựa nặng, thậm chí trong cơ thể của các loài sinh vật biển hiện giờ cũng đầy những mẩu nhựa do con người thải ra.
Justin Hofman là 1 trong số 14 ứng cử viên nặng ký cho giải thưởng chung cuộc tại Wildlife Photograph of the Year 2017. Trong số các đề cử còn có một nhiếp ảnh gia chỉ mới 14 tuổi nhưng sẵn sàng chờ đợi 2 ngày liền chỉ để chụp ảnh một con linh miêu trong rừng, hay bức ảnh chú cáo trên đảo Wrangle ở Khu dự trữ quốc gia Nga.
Ngoài bức ảnh của Justin Hofman, dưới đây là những bài thi đã lọt vào vòng chung kết của Wildlife Photograph of the Year 2017:
'Bear Hug' (Cái ôm của gấu) của Ashleigh Scully chụp tại Công viên quốc gia Lake Clark, Alaska. Hạng mục nhiếp ảnh gia trẻ tuổi (11 - 14 tuổi)
‘Arctic Treasure’ (Kho báu Bắc cực) của Sergey Gorshkov, chụp tại đảo Wranglel, Nga. Hạng mục chân dung động vật
'Saguaro Twist' (Xương rồng Saguaro xoắn) của Jack Dykinga, chụp tại Arizona, Mỹ. Hạng mục ảnh thực vật
‘The insiders’ (Những kẻ trong cuộc) của nhiếp ảnh gia Qing Lin, chụp tại phía bắc Sulawesi, Indonesia. Hạng mục ảnh chụp dưới nước
‘Resplendent Delivery’ (Chuyến giao hàng rực rỡ) của Tyohar Kastiel, chụp tại Costa Rica. Hạng mục ảnh chim muông
‘Bold Eagle’ (Chim ưng đầu trọc) của nhiếp ảnh gia Klaus Nigge, chụp tại Alaska. Hạng mục chân dung động vật
‘Romance among the angels’ (Bản tình ca giữa những thiên thần) của nhiếp ảnh gia Andrey Narchuk chụp tại Nga. Hạng mục ảnh động vật không xương sống
‘Winter Pause' (Khoảng lặng mùa đông) của nhiếp ảnh gia Mats Andersson chụp tại Thụy Điển. Hạng mục ảnh đen trắng
‘Swim gym’ (Thể dục bơi lội) của nhiếp ảnh gia Laurent Ballesta chụp tại phía đông Nam Cực. Hạng mục ảnh động vật có vú
‘Glimpse of a Lynx’ (Ánh mắt của linh miêu) của nhiếp ảnh gia Laura Albiac chụp tại Tây Ban Nha. Hạng mục nhiếp ảnh gia trẻ tuổi (11 - 14 tuổi)
‘Saved but caged’ (Được cứu thoát nhưng bị giam cầm) của nhiếp ảnh gia Steve Winter, chụp tại quần đảo Sumatra, Indonesia. Hạng mục động vật hoang dã
‘The power of the matriarch’ (Sức mạnh của người mẹ) của nhiếp ảnh gia David Lloyd chụp tại Khu bảo tồn Massai Mara, Kenya. Hạng mục chân dung động vật
Theo iNews
NỔI BẬT TRANG CHỦ
"Trên tay" Sora suốt một tuần, đây là điều YouTuber MKBHD thán phục nhất về công cụ AI của OpenAI
Cho dù vẫn còn nhiều khiếm khuyết, nhưng YouTuber này cũng nhận ra công dụng hữu ích nhất của công cụ AI này.
Đây rồi Xiaomi YU7: SUV điện với thiết kế giống Ferrari Purosangue, tốc độ tối đa 253Km/h