Bạn phải tinh tường lắm thì mới tìm ra câu trả lời.
- Phát hiện loài lưỡng cư 'ngoài hành tinh' vừa biết đẻ trứng, vừa biết cho con bú sữa
- Ông lão 80 tuổi bị bắt vì nuôi trái phép số lượng lớn cừu 'đột biến'
- Màu sắc là thuộc tính của vật chất hay được tạo ra trong não?
- Robert Goddard: Cha đẻ của ngành tên lửa hiện đại, tin rằng mây là chủng tộc người ngoài hành tinh ký sinh đang gây rắc rối cho nhân loại
- Ai đã tạo ra những chiếc quan tài đứng trên mây của Carajía?
Bức ảnh này đã lan truyền mạnh mẽ sau khi được đăng trên mạng xã hội Thổ Nhĩ Kỳ cách đây khá lâu. Người đăng ảnh tên là George Steinmetz - một nhiếp ảnh gia người Mỹ.
Bức ảnh khiến "dân mạng" ở Thổ Nhĩ Kỳ bàn tán xôn xao vì không rõ đốm trắng dưới chân lạc đà là gì. Có người cho rằng đó là sản phẩm của photoshop, có người cho rằng tác giả đã cắt ghép để tăng tương tác.
Thực chất, đây là sản phẩm chụp bằng máy ảnh 100% mà không qua bất kỳ khâu chỉnh sửa, cắt ghép nào.
Theo tác giả bức ảnh, người này chụp nó năm 2004 khi đang bay trên chiếc dù lượn trong hành trình khám phá "biển cát lớn nhất thế giới" Empty Quarter từ Ả Rập Saudi đến Oman và sau đó đến Yemen.
Và đáp án chính là: Các đốm trắng đó chính là những con lạc đà thật. Còn màu đen hình lạc đà lại là bóng của chính chúng.
Sở dĩ, khi nhìn lướt qua chúng ta dễ nhầm hai hình ảnh này là vì bức ảnh được chụp từ trên cao.
George Steinmetz là một nhiếp ảnh gia thiên nhiên kỳ cựu của Mỹ. Các tác phẩm của ông đã được đăng trên The New York Times, The New Yorker, Smithsonian, Time, The New York Times Magazine, National Geographic.
Ông có đam mê chụp ảnh từ trên cao, khi đang bay dù lượn. Dưới đây là một vài hình ảnh mà George Steinmetz cập nhật trên trang Instagram của mình.
Tham khảo: George Steinmetz/Instagram
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín