Với kích thước ấn tượng, bức tượng gỗ sư tử của Trung Quốc đã được Guinness công nhận là bức tượng gỗ lớn nhất thế giới.
Toát lên vẻ dũng mạnh và oai nghiêm, sư tử được xem là một trong những linh vật đem lại sự bình an cũng như giúp xua đuổi tà ma trong phong thủy. Chính vì thế, trong văn hóa phương Đông, các gia đình thường đặt đôi sư tử bằng đá tượng trưng trước cửa nhà.
Vì thế, khi bức tượng sư tử gỗ khổng lồ ra đời, những người yêu thích phong thủy đã không khỏi rời mắt trước vẻ đẹp oai hùng của nó. Trước khi được đem ra trưng bày tại Quảng trường Trung tâm Tài chính Thời Đại CFD ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, nó đã từng gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng mạng xã hội.
Bức tượng Sư Tử Phương Đông được điêu khắc trong nhiều năm
Bức tượng sư tử khổng lồ với tên gọi Sư tử Phương Đông này là tác phẩm của nghệ sĩ điêu khắc Dengding Rui Yao. Được biết, nó có chiều cao 5m, dài gần 15m và rộng 4m.
Điều đặc biệt hơn cả là Sư tử Phương Đông được gọt đẽo chỉ từ một thân cây duy nhất mà không phải ghép. Phần lớn bức tượng được giữ lại vẻ xù xì, thô ráp vốn có của khúc gỗ. Chỉ có đầu, bộ móng và đuôi mới được đánh bóng.
Tuy nhiên, bí mật về chất liệu gỗ cho đến nay vẫn chưa được tác giả tiết lộ. Tuy nhiên, dựa vào vân gỗ, nhiều chuyên gia nhận định rằng, bức tượng được làm từ gỗ Thủy sam, thuộc họ thông có nguồn gốc ở vùng Tứ Xuyên, tỉnh Hồ Bắc nước này.
Trong suốt 3 năm, Rui Yao và nhóm thợ điêu khắc gồm 20 người phải miệt mài làm tại Myanmar. Sau khi hoàn thành, nó đã vượt qua quãng đường 5.000km để đặt chân tới Trung Quốc vào tháng 12/2015.
Phần đầu được trạm khắc chi tiết từng từ sợi lông trên bờm cho tới ánh mắt sắc bén
Phần đuôi được đánh bóng
Trong khi phần thân giữ nguyên vẻ xù xì, thô ráp
Bức tượng Sư tử Phương Đông đã thu hút người dân Vũ Hán tới tham quan
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời