Bước đi mới này của K+ có thể khiến các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền khác e ngại

    PV,  

    Để bắt kịp các đối thủ trên thị trường, và đặc biệt là thúc đẩy số lượng thuê bao đang có dấu hiệu chững lại, K+ vừa đưa ra một chiến lược mới. Đó là thay hai gói cước hiện tại thành một gói dịch vụ duy nhất với mức giá 125.000 đồng mỗi tháng.

    Ước tính đến hết năm 2015, số lượng thuê bao truyền hình trả tiền tại Việt Nam khoảng 9,9 triệu thuê bao, tăng mạnh so với năm 2014 và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm nay.

    Trong khi đó, thống kê về lượng thuê bao của K cho thấy, đến cuối năm 2015, truyền hình K có khoảng 800.000 thuê bao.

    Số thuê bao của K tính đến cuối năm 2015
    Số thuê bao của K tính đến cuối năm 2015

    Con số này chắc chắn không thể khiến một đại gia có yếu tố ngoại, đã đầu tư lớn cho các bản quyền nội dung như K hài lòng.

    Để bắt kịp các đối thủ trên thị trường, và đặc biệt là thúc đẩy số lượng thuê bao đang có dấu hiệu chững lại, K vừa đưa ra một chiến lược mới.

    Đó là thay hai gói cước hiện tại thành một gói dịch vụ duy nhất với mức giá 125.000 đồng mỗi tháng.

    Ông Lê Chí Công, Tổng giám đốc Tổng công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam (VSTV), đơn vị sở hữu kênh truyền hình K cho biết, gói cước cao cấp của K có giá 230 nghìn đồng/tháng, được coi là đắt so với nhu cầu chung của thị trường, vì vậy K cần một gói cước giá phù hợp hơn, thu hút được nhiều người dùng lâu dài hơn.

    “Trước đây, do K có lượng thuê bao ít nên đã phải bán với giá cao để đảm bảo vốn kinh doanh, tuy nhiên, mô hình kinh doanh dịch vụ chất lượng cao và bán với giá cao tương ứng đã có hạn chế là không phát triển thuê bao không được nhanh và K phải lựa chọn chiến lược phát triển mới", ông Công cho biết.

    Mức giá 125.000 đồng/tháng mà K vừa đưa ra khá cạnh tranh. Nó tương đương với các nhà cung cấp truyền hình trả tiền hiện tại khác là SCTV hay VTVcab. Đấy là chưa kể, nhà mạng này còn mở ra thêm dịch vụ myK cho người xem miễn phí qua mạng.

    Các nhà cung cấp dịch vụ khác chắc chắn sẽ phải e ngại trước mức giá này bởi hiện tại, K vẫn đang giữ ưu thế rất lớn từ việc độc quyền truyền hình phát sóng giải ngoại hạng Anh.

    Ông Công cho rằng, việc giảm giá thuê bao chắc chắn sẽ khiến K bị ảnh hưởng doanh thu trong thời gian đầu. Đổi lại, K kỳ vọng sẽ tăng lượng thuê bao vào cuối năm 2016 lên con số 1 triệu thuê bao.

    Trên thực tế, những bước đi vừa qua của K có thể tiên đoán trước, khi Cannal (công ty mẹ của K ) đã từng giảm giá cước sau một thời gian hoạt động tại các thị trường châu Phi.

    Nguyên nhân đơn giản là sau một thời gian hoạt động và thu hút được lượng thuê bao nhất định, nguồn thu của K đã trở nên đa dạng hơn, không chỉ từ phí thuê bao mà còn từ quảng cáo.

    Khi K tiến hành giảm giá cước, nguồn thu từ quảng cáo sẽ có nhiệm vụ “đỡ” lại cho phần thiếu hụt. Tại Việt Nam, K mới bắt đầu thu hút quảng cáo từ năm 2014.

    Theo Trí thức trẻ/CafeBiz

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ