Buồn của nhân viên Google: 1 năm đứng ngồi không yên vì sợ mất việc, 17 năm cống hiến đổi lại chiếc email sa thải tự động
Google trước đây thực sự là một nơi kỳ diệu, nhưng thực tế bây giờ đã khác.
- Nhật Bản vỡ òa trước thời khắc lịch sử: Tàu thám hiểm vũ trụ thành công hạ cánh xuống Mặt Trăng
- Startup 2 năm tuổi 'oanh tạc' thị trường TMĐT từ ĐNÁ tới Mỹ, khiến hàng triệu người bán hàng online phải thốt lên 'không thể sống thiếu'
- Vũ trụ ảo đã chết: Mark Zuckerberg đang cố lấy lại hào quang bằng công nghệ mới, nếu thành công sẽ vô địch thiên hạ
Vào năm 2012, Larry Page, khi đó là giám đốc điều hành Google, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hoá gia đình. Với ông, đối xử tốt với nhân viên đồng nghĩa với việc công ty sẽ nhận lại nhiều sự đền đáp xứng đáng.
Thế nhưng, hơn một thập kỷ sau, nhân viên Google bắt đầu thắc mắc: Văn hoá gia đình đó đi đâu mất rồi? Đó là khi gã khổng lồ công nghệ tuyên bố sa thải khoảng 12.000 nhân viên, tương đương 6% lực lượng lao động, nhằm cắt giảm chi phí và dịch chuyển sang lĩnh vực mới có độ ưu tiên cao hơn là AI.
Đáng buồn, mọi chuyện chưa dừng lại ở đó. Giám đốc điều hành Sundar Pichai mới đây cảnh báo nhân viên rằng trong năm 2024, công ty sẽ tiếp tục cắt giảm nhân sự. Các bộ phận từ bán hàng, quảng cáo đến sản phẩm đều bị ảnh hưởng.
Trong cuộc họp với nhà đầu tư, các giám đốc điều hành của Google cam kết xem xét kỹ lưỡng những thứ có thể cắt giảm. Nguồn nhân lực cần phải được giải phóng để nhường chỗ cho những ưu tiên lớn hơn.
Cần phải làm rõ rằng Google không đơn độc trong chính sách cắt giảm nhân sự. Nhiều Big Tech như Amazon và Meta cũng đã sa thải hàng nghìn vị trí để kìm cương những khoản chi tăng vọt.
Tất nhiên, điều này không làm dịu đi cơn tức giận của những nhân viên bị sa thải. Người may mắn ở lại cũng không cảm thấy bớt thất vọng là mấy.
Mới đây, kỹ sư phần mềm Google Diane Hirsh Theriault đã lên LinkedIn bày tỏ sự bức xúc của mình. Trong một bài đăng dài, cô chỉ trích lãnh đạo là “nhàm chán và đờ đẫn”, trong khi những đợt sa thải chẳng khác nào “đốt cháy cấu trúc nhân sự hoàn hảo”.
“Cách đây không lâu, Google thực sự là một nơi kỳ diệu. Không biết vì lý do gì, các giám đốc điều hành lại cắt máu nhân lực vào đúng thời điểm họ thực sự cần chúng tôi”, Diane Hirsh Theriault nói.
Trước đó, Liên minh Công nhân Alphabet cũng lên kế hoạch biểu tình tại 5 chi nhánh Google trên khắp nước Mỹ, từ Mountain View đến New York. “Chúng tôi đã mất gần 15.000 đồng nghiệp trong năm qua”, một người nói. “Các thành viên và đồng đội đã làm việc chăm chỉ mỗi ngày để tạo ra những sản phẩm tuyệt vời nhất. Công ty không thể tiếp tục sa thải trong khi vẫn kiếm được hàng tỷ USD mỗi quý. Chúng tôi sẽ không ngừng đấu tranh cho đến khi chỗ đứng được an toàn”.
Theo một nhân viên, trong khi đợt cắt giảm lớn vào tháng 1/2023 được đích thân Giám đốc điều hành Alphabet Sundar Pichai thông báo, đợt cắt giảm trong năm 2024 chỉ được đưa ra bởi các lãnh đạo cấp thấp, chẳng hạn như phó chủ tịch và bộ phận nhân sự.
“Những đợt sa thải này đã gây ra tình cảnh hỗn loạn. Chúng tôi vừa phải gánh thêm việc, vừa đứng ngồi không yên. Đồng nghiệp chúng tôi thực sự phẫn nộ và thất vọng hơn bao giờ hết”, Stephen McMurtry, kỹ sư phần mềm cao cấp, nói.
Đứng trước nhiều ý kiến trái chiều, Google cho biết trong một tuyên bố rằng họ đang đầu tư một cách có trách nhiệm vào các ưu tiên lớn hơn. Phía công ty cũng sẽ cố gắng hỗ trợ bất kỳ nhân sự nào bị ảnh hưởng.
Thế nhưng, với Kenneth Smith, giám đốc kỹ thuật của Google, chiếc email sa thải sơ sài không khiến ông cảm thấy thoải mái.
“Họ gọi tôi là người cũ. Công ty nợ chúng tôi một cuộc gặp trực diện thẳng thắn”, ông viết trên LinkedIn và nhấn mạnh bản thân rất tức giận với cách xử lý hồi tháng 1 năm 2023.
Có lẽ đây là hiện thực khó chấp nhận với bất kỳ nhân viên Google nào. Họ từng dành nhiều năm cống hiến, cùng nhau tạo nên văn hoá gia đình, để rồi giờ đây chia tay nhau chỉ qua một email tự động.
Được biết trước đó, nhân viên Google đã gửi một bức thư tới CEO Sundar Pichai nhằm yêu cầu công ty hợp lý hóa kế hoạch sa thải hàng loạt. Những người này muốn Google xem xét đóng băng tuyển dụng mới, ưu tiên những lao động bị sa thải cho các vị trí tuyển dụng, đồng thời để họ kết thúc thời gian nghỉ phép đúng như quy định.
Bức thư có chữ ký của hơn 1.400 nhân viên, nhấn mạnh tình trạng sa thải trên toàn cầu: “Không có nơi nào tiếng nói của nhân viên được xem xét thỏa đáng. Chúng tôi biết, với tư cách là những nhân viên, chúng tôi sẽ cùng nhau trở nên mạnh mẽ”.
Động thái trên được đưa ra sau khi Pichai, Giám đốc điều hành Alphabet, công ty mẹ Google, gửi email vào ngày 20/1 thông báo về kế hoạch cắt giảm khoảng 12.000 việc làm. Ông cho biết mình sẽ “chịu trách nhiệm hoàn toàn về các quyết định nói trên”.
Nhiều nhân viên Google đã chia sẻ câu chuyện của mình sau khi bị sa thải. Người mất việc khi đang trong thời gian nghỉ phép chăm sóc mẹ ốm. Người bàng hoàng không dám tin vì cả vợ/chồng mình bị sa thải cùng một lúc. Những nhân viên may mắn được ở lại đã khóc vì vui mừng.
“Tôi chỉ nhận ra mình bị sa thải sau khi đến cơ quan vào 4 giờ sáng để hoàn thành nốt báo cáo. Thẻ nhân viên của tôi không mở được cửa ra vào. Sau 17 năm rưỡi cống hiến, thật khó để hình dung việc mình bị ruồng bỏ như thế này”, một nhân viên bức xúc.
Bloomberg nhận định đợt sa thải trên của Google mang tính hệ thống hơn là dựa trên kết quả làm việc. Một số cựu nhân viên cho biết phần lớn hoặc toàn bộ nhóm của họ đã bị sa thải mà không hề có thông báo chi tiết trước đó.
“Có vẻ như chẳng có một nguyên nhân rõ ràng về việc sa thải lần này”, một cựu nhân viên phòng tuyển dụng nói và cho biết ngay cả sếp cũng chẳng rõ tại sao cấp dưới của mình bị sa thải.
Theo: BI, Bloomberg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"