Trước đây, mỗi khi nhắc tới AMD nhiều người thường quan niệm đây là hãng chuyên sản xuất các dòng thiết bị bình dân. Tuy vậy, giá rẻ không có nghĩa là chất lượng thấp. Bằng chứng là card đồ hoạ AMD đã chiếm lĩnh thị trường với tiêu chí “ngon, bổ, rẻ”. Vậy thì, tại sao AMD không thể làm được điều tương tự với dây chuyền chip xử lý?
Đúng là trong thời kỳ đầu, AMD không thể so sánh với đại kình địch Intel và chỉ có thể sản xuất những loại sản phẩm “bèo”. Tất nhiên, sau thành công của dòng sản phẩm Athlon, AMD đã thực sự trỗi dậy và trở thành nhà sản xuất bán dẫn lớn thứ hai thế giới. Thị phần của AMD liên tục được cải thiện (khoảng 25% thị trường máy để bàn, 20% thị phần laptop).
Nếu xét riêng về công nghệ, AMD còn có phần cao hơn Intel. Chẳng hạn, các dòng sản phẩm của AMD luôn chiếm ưu thế về tốc độ và sức mạnh. Còn nhớ năm 2007, trong một cuộc so sánh các loại chip xử lý AMD đã thể hiện sự vượt trội: “Chip AMD Operton 140, 142, 144, 146, 148, 150, 152 và 154 mạnh hơn Intel Xeon 2.0 và 3.6 Ghz. AMD Operton 240, 242, 244, 246, 248, 250, 252 và 254 mạnh hơn chip lõi kép Intel Dual Xeon 2.0 - 3.6 Ghz. AMD Operton 840, 842, 844, 846, 848, 850, 852 và 854 thì không có chip Xeon nào địch lại vì Operton là chip hệ 8, ta có thể cho 8 chip chạy chung với nhau cùng 1 lúc. Xeon của Intel chỉ có thể cho 4 con chạy với nhau là tối đa” (Nguồn: PC World).
Ngay tại thời điểm hiện tại, ưu thế này vẫn được thể hiện. Không những siêu tốc, các sản phẩm của AMD còn có những tính năng cao cấp như chống virus, giảm tiếng ồn khi hoạt động. Nhược điểm lớn nhất của chip AMD là nhiệt lượng lớn đã dần được khắc phục kể từ dòng sản phẩm AMD Athlon X2 trở đi.
Với những ưu điểm đó, cộng thêm mức giá hấp dẫn, rất nhiều khách hàng đang mạnh dạn lựa chọn AMD. Trong phân khúc laptop bình dân, HP – Compaq bán rất chạy với các model trang bị chip AMD Athlon (hoặc Turion) kết hợp với card đồ hoạ rời. Bởi vì với nhu cầu cơ bản, AMD không thua kém Intel chút nào.
Ngay cả với thị trường cao cấp. AMD cũng dần thể hiện uy thế. Cho tới thời điểm hiện tại Operton vẫn đang là số một. Đáng ngạc nhiên là AMD không hề kém Intel nếu so sánh về số đơn đặt hàng bộ vi xử lý máy chủ dành cho các đơn vị tầm cỡ quốc gia. Điều ấy nói lên sức mạnh của thương hiệu AMD đang dần được nâng cao trong cộng đồng quốc tế.
Có một điểm thú vị trong lịch sử phát triển của AMD: những người sáng lập hãng này từng là đồng nghiệp của Gordon Moore – cha đẻ của Intel. Và AMD cũng không hề sinh sau đẻ muộn. Hãng này chỉ ra đời một năm sau khi Intel thành lập (Intel thành lập năm 1968). Chẳng tự ti về lịch sử, dám thử nghiệm những công nghệ mới – đó chính là phong cách của “người hùng mới nổi” AMD. Vậy thì, chẳng có lý do gì chúng ta không tự hào khi đang sở hữu một con chip mang cả tinh hoa công nghệ và văn hoá của AMD.