Những lí do khiến điện thoại Android "ăn đứt" Symbian

    PV, Hoành Duy 

    Symbian là hệ điều hành lâu năm của Nokia đang vấp phải sự cản phá mãnh liệu của Android non trẻ từ Google nay đã nhanh chóng chiếm được hơn 1/3 thị trường smartphone. Phải chăng đã đến lúc Nokia phải nhường bước cho thế hệ sau?

    Symbian từ lâu đã được biết đến như một trong những hệ điều hành di động phổ biến nhất thế giới, đặc biệt là với đất nước đông dân như Trung Quốc – mỏ vàng khai thác của các nhà sản xuất. Tuy nhiên, càng ngày, số lượng người dùng hệ điều hành này lại càng giảm đi. Trong khi đó, các thiết bị chạy Android – một hệ điều hành khá non trẻ lại nhanh chóng chiếm được vị trí cao ngất ngưởng trên biểu đồ tăng trưởng của làng di động thế giới.
              
    Đã có nhiều người tự hỏi bản thân: “Tại sao mình lại chọn một chiếc Android thay vì điện thoại của Nokia?” khi đi tìm khắp các diễn đàn về di động, GenK.vn đã̀ tập hợp những lí do người dùng quyết định chọn thiết bị di động Android thay vì chọn Symbian.
      
       
    Trước khi tiếp tục theo dõi bài viết, bạn đọc nên chú ý 2 điều: Một là có rất nhiều thiết bị chạy Android nhưng bài viết chỉ đề cập tới sản phẩm cao cấp. Hai là hệ điều hành Symbian cũng có những điểm mạnh riêng và sẽ được nói ở đề tài khác.
       
    Sức mạnh của chip xử lí dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại
     
        
    Đa phần các smartphone Android hiện nay đều sử dụng nền tảng chip xử lí Cortex A8 với hiệu suất cao hơn so với việc dựa trên CPU ARM 11 của điện thoại Symbian. Một ví dụ minh chứng rõ ràng điều này là chip Qualcomm Snapdragon (thế hệ thứ 2) và Samsung Hummingbirds, cả hả đều có xung nhịp 1GHz (so với tốc độ 600MHz ở Symbian).
     
    Khoảng cách giữa thiết bị Android với Symbian lại càng xa hơn khi xuất hiện sản phẩm bắt đầu được trang bị CPU lõi kép trên nền tảng Cortex A9 như điện thoại Motorola Atrix 4G. Và thế là Symbian đã tụt hậu nay còn tụt hậu hơn.
       
    Độ phân giải màn hình
     
      
    Độ phân giải màn hình của điện thoại Android phổ biến là 800 (854) x 480, cao hơn so với của Symbian (640 x 360). Điều này cho phép các chi tiết được hiển thị tốt hơn trên, đặc biệt khi lướt web với những trang có giao diện phức tạp. Hơn thế nữa, chiếc Atrix 4G gần đây của Motorola hiện nay thậm chí còn đạt đến độ phân giải HD (960 x 540). Điều đó có nghĩa độ phân giải màn hình của Android trung bình gấp 2,25 lần so với của thiết bị chạy Symbian.
       
    Bộ nhớ RAM
        
    Chắc hẳn trong mỗi chúng ta đều ghét việc máy điện thoại bị “đơ” do thiếu dung lượng bộ nhớ khi chạy các ứng dụng. Nếu việc trang bị dung lượng 512MB RAM là rất bình thường đối với sản phẩm Android thì những chiếc máy Symbian chỉ được cung cấp bộ nhớ 256MB. Bất chấp những nỗ lực của Nokia nhằm tối ưu hóa sử dụng bộ nhớ, những thông báo “Không đủ RAM” vẫn tiếp tục xuất hiện trên điện thoại, gây nên khó chịu cho nhiều người dùng.
     
    Không dừng lại ở đó, các mẫu điện thoại Android đầu bảng hiện nay thậm chí còn có dung lượng RAM lên tới 768MB như Desire HD hay 1GB như Motorola Atrix4G.
                
    Đồ họa và game
       
       
    Các model chạy Symbian thường hỗ trợ GPU Broadcom BCM 2727  với khả năng trình diễn khá tốt khi đem so sánh với chip đồ họa Adreno 200 (Nexus One), nhưng lại kém xa so với GPU mới nhất của Android. Smartphone Android hiện tại có sức mạnh đồ họa dựa trên nền tảng Adreno 205 hoặc PowerVR SGX 540.
      
    Hơn thế nữa, chip Tegra 2 mới nhất của Nvidia mang đến hiệu suất đồ họa còn cao hơn, có thể gấp 3 - 4 lần so với Adreno 205 hay SGX540! Nvidia cũng mở ra một cổng đặc biệt với tên gọi Tegra Zone, nơi người sở hữu model Android Tegra 2 có thể thưởng thức game có chất lượng đồ họa cao. Nvidia đã mô tả sản phẩm này như sau: “Có khả năng xử lí đa nhiệm với thế hệ máy sử dụng CPU lõi kép, tăng tốc phần cứng Flash, chơi game chất lượng ngang console và tiêu tốn ít năng lượng với GeForce GPU”.
        
    Giao diện và tùy biến
       
         
    Dễ dàng nhận thấy giao diện của Nokia không đủ sức cạnh tranh với các thiết bị Android hoặc iOS. Việc có ít các tùy biến trên các màn hình chính và các menu là những điểm yếu của hệ điều hành Symbian. Trái lại, Android lại sở hữu số lượng khổng lồ tùy biến trên màn hình home, các thanh menu, widget, nhằm thỏa mãn đa dạng các nhu cầu của người sử dụng: Họ có thể chọn giao diện tùy biến do nhà sản xuất cài đặt sẵn hoặc tự tạo theo ý thích của mình.
          
    Trình duyệt web
           
    Từ hệ điều hành Android 2.2 trở lên, các mẫu smartphone đã bắt đầu hỗ trợ xem Adobe Flash 10.1 một cách đầy đủ. Nên nhớ, Flash là nền tảng được sử dụng hầu hết trên các website. Nó cho phép người sử dụng có trải nghiệm tương tự như đang lướt web bằng máy tính, với khả năng xem video hay chơi các game flash mượt mà.
     
    Trái lại, trình duyệt Symbian thì lại rất khó sử dụng Flash. Điều này làm nhiều người sử dụng chuyển sang sử dụng Opera, mặc dù trình duyệt này cũng không hỗ trợ flash.
                 
    Giải trí đa phương tiện
     
    Với sức mạnh phần cứng vượt trội, cùng vô số các ứng dụng về giải trí, xem video, nghe nhạc hay tạo ảnh trở nên thú vị với những thiết bị Android. Màn hình lớn (có thể lên tới 4,8 inch), trang bị công nghệ hiển thị cao như Super AMOLED, số lượng các ứng dụng cho giải trí đa dạng, hỗ trợ các tất cả các định dạng âm thanh/hình ảnh phổ biến, khả năng kết nối HDMI, chia sẽ thông tin DLNA – tất cả đều giúp cho việc giải trí trở nên thú vị hơn trên Android.
     
    Vậy Symbian có gì? Ít hơn các ứng dụng giải trí, phụ thuộc chủ yếu vào các trình chơi nhạc, phim của nhà sản xuất do không có ứng dụng nào đủ mạnh để thay thế, không có khả năng kết nối DNLA.
     
    Kho ứng dụng
     
     
    Mặc dù kho ứng dụng OVI của Symbian vẫn tiếp tục phát triển ấn tượng (258% trong năm 2010), những cũng không thấm vào đâu so với Android Market (544% trong năm 2010). Con số 200000 ứng dụng trên Android Market cũng đã  cao hơn 4 lần so 40000 của Ovi Store. Tuy nhiên, điều mà người sử dụng chú ý đến nhất là những kho ứng dụng tích hợp với điện thoại của họ như thế nào.
     
    Nếu Ovi Store gần như chỉ là nơi để tải các ứng dụng, thì Android Market luôn cập nhật những phiên bản mới, thông báo cho ngươi dùng, cũng như giới thiệu những ứng dụng tương tự. Một số trung tâm cung cấp dịch vụ ứng dụng cho Android Market, như AppBrain, còn cho phép bạn cài các ứng dụng trên máy tính, lên lịch tự động cài đặt cho điện thoại, cho phép lựa chọn những ứng dụng thích hợp theo nhu cầu.
     
    Các ứng dụng
     
     
    Như đã nói ở trên thì các ứng dụng cho hệ điều hành Android nhiều hơn hẳn so với Symbian. Điều đó thì có lợi gì cho người tiêu dùng? Thứ nhất, có nhiều ứng dụng chỉ có trên Android mà không có những chương trình tương tự trên Symbian. Thứ hai, các phần mềm Android rất phong phú đa dạng.
     
    Ngày càng có nhiều nhà phát triển bị thu hút đến Android và kết quả là chúng ta có môt lượng lớn các ứng dụng để lựa chọn. Thứ ba, việc cài đặt các ứng dụng trên Android rất đơn giản trong khi để cài đặt trên Symbian bạn cần phải thực hiện những thủ tục phức tạp. Và cuối cùng, là khả năng chia sẻ ứng dụng trên Android cũng thật dễ dàng. Có nhiều cách để chia sẻ ứng dụng, bao gồm chia sẻ Dropbox và quét mã vạch.
     
    ROM tự tạo và những bản mod
     
    Đây là khả năng đặc biệt mà Android vượt trội hơn tất  cả hệ điều hành khác. Các cộng đồng chuyên về modding như Cyanogen, XDA – World hay Modaco khá là nổi tiếng trong việc chế tạo những firmware mới, Android mới hoặc với các phiên bản cải tiến. Với những người yêu thích squeeze điện thoại, thì Ảndroid thực sự mang đến khả năng tốt nhất.
     
    Cập nhật hệ điều hành
     
     
    Trung bình, cứ 6 tháng sẽ có một phiên bản hệ điều hành mới của Android. Trong khi các nhà sản xuất có những ý tưởng khác nhau để nâng cấp smartphone của họ thì bạn cũng có thể nâng cấp hệ điều hành bằng những phiên bản ROM tự tạo mới nhất.
     
    Điện thoại Android đầu tiên là G1 ra mắt năm 2008 và bạn vẫn có thể cập nhật phiên bản Froyo 2.2 cho nó thông qua Vodaphone hay ROM chế. Symbian cũng chuyển từ S60V5 sang S^3 cho thiết bị cảm ứng, nhưng không có chiếc điện thoại chạy S60V5 nào được nâng cấp  hệ điều hành.
     
    Xu hướng của thị trường
     
    Hiện nay thì số lượng các thiết bị chạy Symbian đang có xu hướng giảm đi rõ rệt, thị trường cũng có sự điều chỉnh với thị phần dành cho Symbian giảm xuống và cho Android tăng lên. Mặt khác, các nhà sản xuất cũng đang dần bỏ rơi Symbian. Nokia gần như bị dồn vào thế đường cùng và phải một mình chống chọi với nhiều đối thủ (bao gồm Google, Samsung, HTC, Motorola, Sony Ericsson, LG,…).
     
    CES 2011 diễn ra vào tháng 1 vừa qua, các điện thoại mang đến triểm lãm đều là các thiết bị Android, trong khi khó lòng có thể tìm thấy một chiếc điện thoại chạy hệ điều hành Symbian tại đây. Điều đó lại tiếp tục xảy ra tại triển lãm MWC 2011 trong tháng 2. Việc nhiều lần đưa ra công bố về các mẫu điện thoại và ngày phát hành không hề giúp được gì cho Symbian (điển hình là mẫu điện thoại Nokia N8 và E7). Trái ngược hoàn toàn, chỉ trong một thời gian ngắn từ 1 đến 3 tháng thì liên tiếp xuất hiện các điện thoại Android đỉnh cao như Nexus S hay LG Optimus 2X.
     
     
    Vậy thiết bị di động nào sẽ có tương lai sáng sủa hơn? Không cần phải là một nhà tiên tri, bạn có thể biết rằng chính là các điện thoại Android.
     
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày