Dungeon Siege 3 “bén duyên” cùng Square Enix có thể khiến nhiều fan gạo cội của dòng game này tỏ ra không yên tâm vì một sản phẩm thuần chất châu Âu khó có thể kết hợp cùng một nhà phát hành mang dòng máu Á Đông. Thế nhưng những gì mà
Dungeon Siege 3 thể hiện cho tới lúc này là khá ấn tượng.
“Cuộc tình duyên” giữa Dungeon Siege 3, vốn do Gas Powered Games phát triển ngày nào, và Square Enix diễn ra thật chóng vánh. Theo lời kể của Nathaniel Chapman, trưởng thiết kế Dungeon Siege 3, thuộc Obsidian thì: “David Hoffman, một nhân vật rất quan trọng của Square Enix đã đến nói chuyện với Obsidian, sau đó họ liên lạc với chúng tôi, đảm bảo rằng chúng tôi đều yêu quý lẫn nhau và sau đó là họ trộn tất cả mọi thứ với nhau”.
Điều đó có nghĩa là Square Enix thực sự nghiêm túc với sản phẩm mới mẻ này chăng? Câu trả lời mà Chapman đưa ra là “đó hoàn toàn là đứa con của Square Enix”. Kế hoạch của hãng game Nhật Bản này, với sự dẫn dắt của ngài Yoichi Wada là phải đưa sản phẩm của mình vượt ra khỏi ranh giới nước Nhật, tiến đến thị trường phương Tây, cụ thể là Mỹ và Châu Âu. Nhiệm vụ của Obsidian đó là phát triển ra một sản phẩm đủ sức làm được điều đó. Bên cạnh Dungeon Siege 3, The Supreme Commander 2 cũng nằm trong chiến dịch của Square Enix. Chris Taylor, tác giả của Dungeon Siege lúc đó đang làm việc cùng Square Enix và anh cũng muốn làm một sản phẩm game nhập vai Tây phương “cho ra nhẽ”. Và thế là Dungeon Siege 3 ra đời với cha đỡ đầu mới là một hãng game Nhật Bản.
Đổi mới không chỉ nằm ở phương diện gameplay, với Dungeon Siege 3, hệ thống hội thoại phân nhánh theo kiểu Alpha Protocol và Mass Effect được sử dụng để tạo nên sự phong phú cho game, điều chưa từng xuất hiện trước đó trong dòng game này. Hướng đi của game, theo Chapman đó là phải sử dụng cả những tiền tố có sẵn trong Dungeon Siege và kết hợp với các tựa game đánh đấm máu lửa trên hệ console, và rồi sau đó đưa chúng kết hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn.
Dungeon Siege 3 giống như sự kết hợp giữa
Secret of Mana, Legend of Zelda và cả
Devil May Cry với nhau. Thậm chí, nhóm phát triển đã lấy hàng tá những đoạn video của
Devil May Cry ra để học hỏi xem làm sao họ có thể thành công với những pha đánh võ. Dĩ nhiên,
God of War hay thậm chí là cả
Ninja Gaiden, những tựa game thuần chất hành động đều ảnh hưởng mạnh mẽ tới tựa game nhập vai
Dungeon Siege 3. Mặc dù chưa bao giờ khẳng định game sẽ đi theo hướng hành động nhưng xem qua cách làm của Obsidian, khó có thể tin rằng game sẽ chỉ thuần chất nhập vai.
Tuy nhiên, với hệ console, việc phối hợp – yếu tố quan trọng của dòng game Dungeon Siege là cả một vấn đề. Nathaniel Chapman cho biết: “Dĩ nhiên đó gần như là thứ khó nhất mà máy console không thể làm được. Môi trường rộng lớn nhiều người chơi không hợp với hệ console vì bạn không có những máy chủ đủ mạnh – vốn chỉ dành cho hệ PC. Vì thế chúng tôi chỉ làm game phối hợp loại nhỏ, dạng 4 người với nhau”.
Hệ thống camera của game đã được chuyển về cho giống với dòng game
Diablovới góc nhìn từ trên xuống. Theo nhóm phát triển thì hiệu ứng gây ra của góc quay này gây cảm giác đang phiêu lưu nhiều hơn so với góc quay cũ.
Hệ máy: PC, PS3, Xbox 360
Ngày phát hành: Chưa có
Nhà phát triển: Obsidian Entertainment