Cả thế giới ấn tượng với công nghệ 5G của nhà mạng KT tại Olympic PyeongChang 2018

    Thiên Long,  

    Olympic PyeongChang 2018 có thể coi là kỳ Olympic mùa đông đầu tiên chứng kiến sự tham gia mạnh mẽ nhất của công nghệ, đặc biệt công nghệ 5G được phủ sóng toàn bộ tại PyeongChang đã mở ra cơ hội trải nghiệm kết nối Internet tốc độ siêu cao.

    Vào ngày 9/2, cả thế giới đã bị ấn tượng với một chú chim bồ câu khổng lồ thắp sáng cả bầu trời đêm với khoảng 1.200 ngọn nến làm bằng đèn LED trong buổi lễ khai mạc Olympic PyeongChang 2018.

    Màn trình diễn này cũng đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử Thế vận hội Olympic sử dụng công nghệ 5G do nhà mạng KT (Hàn Quốc) cung cấp.

    Là một trong những đối tác viễn thông chính thức của Thế vận hội Olympic PyeongChang, nhà mạng KT đã chuẩn bị những ngón nến đèn LED có khả năng kết nối và điều khiển thông qua mạng 5G. Những ngọn nến trong tay của những người trình diễn được bí mật bật, tắt theo nhịp điệu của âm nhạc.

    Một quan chức của nhà mạng KT chia sẻ: “Màn trình diễn ánh sáng của những ngọn nến phải được đồng bộ hóa với âm nhạc và chuyển động của người biểu diễn. Sở dĩ màn trình diễn trơn tru như vậy nhờ độ trễ cực thấp của công nghệ 5G và khả năng kết nối liên tục để kiểm soát những ngọn nến”.

     KT đã trình diễn tất cả công nghệ chuẩn bị cho “Thế vận hội 5G” trong suốt 2 năm qua.

    KT đã trình diễn tất cả công nghệ chuẩn bị cho “Thế vận hội 5G” trong suốt 2 năm qua.

    Nhờ sự hỗ trợ của Intel và Samsung, KT đã triển khai thử nghiệm mạng 5G đầu tiên trên thế giới tại PyeongChang với mục đích giới thiệu tới công chúng cái nhìn sơ lược về ứng dụng của mạng 5G.

    Mạng 5G cho tốc độ thiết kế nhanh gấp 10 lần so với công nghệ 4G LTE, hứa hẹn đạt tốc độ tải lên tới 20GB/s và thời gian phản hồi siêu tốc, ít hơn 0,001 giây.

    Mạng 5G đã mở ra cơ hội trải nghiệm và theo dõi các màn thi đấu tại Olympic PyeongChang 2018 theo một cách hoàn toàn khác biệt

    Các nhà cung cấp dịch vụ di động đã lên kế hoạch chứng minh khả năng ứng dụng của mạng 5G thông qua 4 công nghệ như Sync View, Time Slice, VR 360 độ và Omni View.

    Time Slice lần đầu tiên được giới thiệu trước quan khách tới theo dõi sự kiện tại không gian triễn lãm 5G của nhà mạng KT và 4 sân vận động Olympic tại PyeongChang và Gangneung.

     Một khán giả đang theo dõi một màn thi đấu tốc độ thông qua một thiết bị ứng dụng công nghệ Time Slice, cho phép quan sát mọi hình ảnh ở góc quay 180 độ nhờ sự hỗ trợ của 100 máy quay lắp đặt xung quanh sân Gangneung Ice Arena

    Một khán giả đang theo dõi một màn thi đấu tốc độ thông qua một thiết bị ứng dụng công nghệ Time Slice, cho phép quan sát mọi hình ảnh ở góc quay 180 độ nhờ sự hỗ trợ của 100 máy quay lắp đặt xung quanh sân Gangneung Ice Arena

    Time Slice là công nghệ truyền dẫn video 5G cho phép người xem có thể kiểm soát thời gian, đối tượng và góc độ quan sát. Ví dụ khi xem một vận động viên trượt băng thực hiện một cú nhảy, người xem có thể dừng màn hình lại để quan sát khoảnh khắc đặc biệt đó ở mọi góc độ khác nhau.

    Để ứng dụng công nghệ Time Slice, KT đã cho lắp đặt tới 100 camera tại sân Gangeung Ice, nơi tổ chức các môn trình diễn nghệ thuật trên băng.

    Sync View sử dụng trong nhiều môn thể thao mùa đông như bobsleigh. Nhờ lợi thế của mạng 5G, cảnh quay các vận động viên sẽ được truyền trực tiếp tới người xem khi họ lao xuống dốc với tốc độ cao, đặc biệt luôn sống động từ mọi góc nhìn.

     Công nghệ Sync View cho phép truyền dẫn video trực tiếp với chất lượng UHD từ camera gắn trên vận động viên

    Công nghệ Sync View cho phép truyền dẫn video trực tiếp với chất lượng UHD từ camera gắn trên vận động viên

    Sau khi nhận được sự đồng ý của Uỷ ban Olympic Quốc tế và ban tổ chức, nhà mạng KT đã gắn tổng cộng 107 camrea nhỏ lên những chiếc xe bobsleigh để ghi lại những hình ảnh vô cùng đặc biệt.

    Một công nghệ khác là Omni View cũng được giới thiệu. Đây là dịch vụ phát trực tiếp lưu trữ nhiều nguồn cấp video trực tiếp cùng lúc. Người xem có thể chọn góc phát sóng mà họ muốn xem, bao gồm chế độ xem cá nhân từng vận động viên thông qua bộ cảm biến GPS được gắn trên quần áo, camera có hỗ trợ kết nối 5G.

     Dịch vụ Omniview của KT cho phép người xem có thể theo dõi vị trí chính xác của vận động viên thông qua GPS gắn trên quần áo và hệ thống camera hỗ trợ kết nối 5G

    Dịch vụ Omniview của KT cho phép người xem có thể theo dõi vị trí chính xác của vận động viên thông qua GPS gắn trên quần áo và hệ thống camera hỗ trợ kết nối 5G

    Công nghệ VR 360 độ xuất hiện tại Olympic PyeongChang cũng đem tới những góc nhìn hoàn toàn mới lạ cho người xem. VR 360 độ đã được trình diễn trong các môn thể thao như hockey trên băng và trượt tuyết. Người xem có thể theo dõi trực tiếp các trận đấu thông qua kính VR kết nối 5G.

    Ngoài những công nghệ đã giới thiệu kể trên, KT cũng mở nhiều điểm tham quan VR 5G tại các không gian quảng bá mạng 5G tại Gangneung. Du khách có thể chơi khúc côn cầu trên băng hoặc cầm trên tay ngọn đuốc Olympic thông qua kính VR.

    Đối với những ai không có dịp tới Gangneung để xem thế vận hội, KT cũng mở một không gian trải nghiệm mạng 5G riêng biệt tại Seoul.

    Ngay cả trên những chiếc xe buýt cũng được phủ công nghệ 5G nhằm quảng bá những tính năng và ứng dụng tuyệt vời của thế hệ mạng di động mới này.

     Chiếc xe buýt tự lái trang bị công nghệ mạng 5G tại Thế vận hội mùa đông PyeongChang 2018

    Chiếc xe buýt tự lái trang bị công nghệ mạng 5G tại Thế vận hội mùa đông PyeongChang 2018

    Chủ tịch KT Hwang Chang-gyu chia sẻ: “Chúng tôi đang trình diễn Olympic 5G đầu tiên trên thế giới, vận hành hoàn toàn bằng hệ thống mạng 5G quy mô lớn đầu tiên tại PyeongChang sớm hơn hai năm so với dự kiến”.

    Sau khi giới thiệu các dịch vụ thí điểm mạng 5G, KT đang hướng tới việc hướng mại hóa mạng 5G tại PyeongChang vào nửa đầu năm 2019.

    Tham khảo Korea Herald

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ