Cá voi sát thủ biết đội mũ: Thời trang thập niên 1980 của đại dương đang quay trở lại, trong một hiện tượng mà các nhà khoa học chưa thể giải thích

    Thanh Long,  

    Hóa ra, con người không phải là những xã hội thông minh duy nhất trên hành tinh có thời trang quay vòng.

    Cá voi sát thủ biết đội mũ: Thời trang thập niên 1980 của đại dương đang quay trở lại, trong một hiện tượng mà các nhà khoa học chưa thể giải thích- Ảnh 1.

    Trong thế giới của loài người, chúng ta có một khái niệm gọi là "thời trang quay vòng" để nói về sự phổ biến trở lại của một số phong cách thời trang trong quá khứ.

    Chẳng hạn như, nhiều nghệ sĩ và ca sĩ Gen Z ngày nay đang mặc những chiếc quần ống loe, trong khi đây là xu hướng thời trang phổ biến của thập niên 1980, và đã biến mất từ cuối những năm 2000.

    Vậy mà đột nhiên sau 2 thập kỷ sau, nó lại trở thành xu hướng một lần nữa.

    Cá voi sát thủ biết đội mũ: Thời trang thập niên 1980 của đại dương đang quay trở lại, trong một hiện tượng mà các nhà khoa học chưa thể giải thích- Ảnh 2.

    Nhưng hóa ra, con người không phải là những xã hội thông minh duy nhất trên hành tinh có thời trang quay vòng. Trong một bức ảnh mới được công bố, các nhà khoa học cho biết cá voi sát thủ cũng đang có xu hướng "ăn mặc" giống như thế thệ ông bà chúng những năm 1980.

    Cụ thể, chúng đang đội lại những "chiếc mũ" làm từ cá hồi.

    Hình ảnh này được chụp từ thuyền ngắm cá voi sát thủ ở eo biển South Puget và ngoài khơi mũi Point No Point ở bang Washington. Trong đó, một con cá hồi đang đặt xác của một con cá hồi lên đầu của mình và bơi trên mặt nước.

    Cá voi sát thủ biết đội mũ: Thời trang thập niên 1980 của đại dương đang quay trở lại, trong một hiện tượng mà các nhà khoa học chưa thể giải thích- Ảnh 3.

    Hành vi kỳ lạ này của cá voi sát thủ đã được quan sát thấy vào năm 1987, khi một con cá voi sát thủ cái ở ngoài khơi bờ biển phía tây Hoa Kỳ cũng đã được nhìn thấy với một con cá hồi chết nằm trên đỉnh đầu.

    Phong cách ăn mặc này sau đó được lan truyền trong bầy cá voi sát thủ, khiến rất nhiều con cá khác cũng bắt đầu bắt chước làm điều đó. Nó thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu, những người coi đây là một thú vui hoặc trò chơi của các voi sát thủ vì hành động này đã lan truyền từ bầy cá voi sát thủ này sang bầy cá voi sát thủ khác, mà không có giá trị sinh học nào cả.

    Nhưng rồi, xu hướng đội mũ cá hồi này không kéo dài được lâu. Chúng đã biết mất trước khi bước sang thập niên 1990.

    Cá voi sát thủ biết đội mũ: Thời trang thập niên 1980 của đại dương đang quay trở lại, trong một hiện tượng mà các nhà khoa học chưa thể giải thích- Ảnh 4.

    Đó là lý do tại sao bây giờ, việc một số con cá voi sát thủ ở Puget bất ngờ đội lại mũ cá hồi đã khiến các nhà khoa học kinh ngạc.

    Tổ chức từ thiện bảo tồn biển ORCA cho biết, đây là lần đầu tiên chúng đội món phụ kiện lạ lùng này kể từ mùa hè năm 1987, khi một con cá voi sát thủ cái ở bờ Tây khởi đầu hành vi mà chưa rõ lý do.

    Trong vòng hai tuần, những thành viên còn lại trong đàn cá voi sát thủ đã bắt chước hành vi, biến xác cá hồi thành phụ kiện thời trang đồng bộ. Các nhà khoa học chưa rõ lý do của điều này là gì, nhưng họ đã đưa ra một số giả thuyết.

    "Có khả năng một số cá thể từng thực hiện hành vi lần đầu đã làm lại lần nữa", Andrew Foote, nhà sinh thái học tiến hóa ở Đại học Oslo tại Na Uy, cho biết. Một số con cá voi sát thủ có lẽ đang muốn sống lại tuổi trẻ của mình.

    Hành vi này có thể là một "mốt" trong thế giới động vật, đề cập đến các hành vi khởi nguồn từ 1 - 2 cá thể và được đón nhận tạm thời bởi những thành viên khác, nhưng rồi sau đó lại nhanh chóng bị lãng quên.

    Vào năm 1987, những chiếc mũ cá hồi đã trở thành "trending" trong quần thể cá voi sát thủ không đến một năm, trước khi nó biến mất vào mùa hè 1988.

    Cá voi sát thủ biết đội mũ: Thời trang thập niên 1980 của đại dương đang quay trở lại, trong một hiện tượng mà các nhà khoa học chưa thể giải thích- Ảnh 5.

    Một lý do khác có thể giải thích tại sao xu hướng thời trang của cá voi sát thủ lại quay trở lại có thể đơn giản từ số lượng cá hồi năm nay ở vùng biển Puget và năm 1987 là tương tự nhau.

    Khi cá hồi quá nhiều, những con cá voi sát thủ có lẽ đã giết chúng nhiều hơn và rồi cố gắng giữ một con ở trên đỉnh đầu của mình như một món ăn vặt dự trữ, để khi nào đói có thể nhai chúng.

    Trước đây, hành vi tích trữ thức ăn của cá voi sát thủ cũng từng được quan sát thấy, khi chúng kẹp những con cá lớn dưới vây ngực của mình trong khi vẫn đang bơi. Cá hồi thì quá nhỏ để giữ chặt được dưới vây ngực, nên cá voi sát thủ có thể đã nghĩ ra cách đội chúng lên đầu.


    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày