Các chàng trai hãy chú ý, nếu có 7 dấu hiệu này thì bạn đang sắp trở thành kẻ yếu đuối

    Long.J,  

    Thứ quý giá nhất của con người là sức khỏe, nhất là với nam giới. Lo kiếm tiền, phát triển sự nghiệp hay cưa đổ cô nàng mà bạn thích...bất kể là việc gì đi nữa, phải có sức khỏe mới làm được.

    Với nhịp sống của xã hội hiện nay, bất cứ anh chàng nào cũng đều bận rộn. Không phải ai cũng có thời gian đến phòng gym và cải thiện sức khỏe, thậm chí nghĩ đến chuyện vận động mạnh một chút cũng có thể khiến bạn muốn "ngã" ngay lên giường ngủ một giấc.

    Phần lớn nam giới còn trẻ tuổi rất chủ quan với sức khỏe của mình. tuổi thanh niên đúng là thời kì sung mãn nhất, tuy nhiên hãy nghiêm túc nhìn nhận lại sức khỏe và vóc dáng của mình nếu bạn đang có 1 trong 7 dấu hiệu dưới đây:

    1. Bạn không thể chống đẩy

    Chống đẩy là một động tác hết sức đơn giản và tuyệt vời để kiểm tra sức khỏe của đàn ông. Nó đòi hỏi sự kết hợp của cơ bắp ở lưng, vai, cánh tay và các cơ bắp trung tâm khác.

    Một người có sức khỏe bình thường (bao gồm cả phụ nữ và trẻ nhỏ) đều có thể thực hiện động tác chống đẩy. Dù chống đẩy có rất nhiều biến thể từ khó đến dễ, bất cứ ai dưới 50 tuổi đều có thể chống đẩy tối thiểu từ 5 - 10 nhịp.

    Nếu bạn không thể chống đẩy (trừ trường hợp có vấn đề về tim hoặc xương khớp) thì bạn quá yếu!

    Sự nam tính và đàn ông một phần đến từ cánh tay chắc khỏe, hãy cải thiện ngay sức khỏe của bạn bằng những bài tập nhẹ nhàng và tăng dần độ khó.

    2. Nhịp tim vẫn ở mức cao sau khi nghỉ ngơi

    Khi vận động mạnh tim sẽ đập nhanh hơn để đưa máu cũng như oxy đến các cơ bắp. Với một cơ thể bình thường, nhịp tim khi vận động sẽ ở khoảng 140 - 190 nhịp/phút (tùy độ tuổi).

    Khi dừng vận động, nhịp tim sẽ giảm đi khoảng 20 - 30 nhịp trong thời gian 1 phút cho tới khi trở về trạng thái bình thường. Nếu tim của bạn mất rất nhiều thời gian để trở về trạng thái bình thường, bạn là người có sức khỏe không tốt chút nào. Xem xét lại chế độ ăn uống và luyện tập càng sớm càng tốt, trước khi phải đi gặp bác sĩ.

    3. Bụng bia quá khổ

    Theo Hiệp hội tim mạch Úc, mỡ bụng nhiều thường đi kèm tình trạng tăng triglyceride máu, giảm lipoprotein mật độ cao, giảm cholesterol tốt, dẫn đến huyết áp cao.

    Mỡ bụng có liên quan nhiều đến xơ cứng động mạch, làm cho cơn đau tim có thể xảy ra thường xuyên hơn với những người có tiền sử về bệnh này. Người có nhiều mỡ ở vùng bụng có nguy cơ bị bệnh huyết áp cao hơn những người có mỡ ở các bộ phận khác của cơ thể.

    4. Hụt hơi, choáng váng sau khi lên cầu thang

    Ngay cả với những vận động viên dày dạn nhất cũng hít thở một cách khó khăn khi bước lên bậc cầu thang cao, vì vậy nếu bạn cảm thấy hơi khó thở một chút khi vừa leo lên chỗ cao thì đó là chuyện hoàn toàn bình thường.

    Tuy nhiên, hụt hơi và choáng váng mạnh sau khi leo cầu thang là chuyện hoàn toàn khác. Rất có thể bạn đang có vấn đề với tim mạch.

    Các bác sĩ tim mạch khuyến cáo, huyết áp cao và huyết áp thấp đều nguy hiểm đến tính mạng nếu như không được phòng tránh và chữa trị kịp thời. Chính vì thế mà cần phải chú trọng khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện nếu tim mạch có vấn đề, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

    Để tránh xa các bệnh liên quan đến tim mạch, chúng ta hãy giành một khoảng thời gian nhất định để nghỉ ngơi, luyện tập thể thao và đặc biệt phải ngủ đủ.

    5. Thường xuyên thèm ăn đường đến "phát điên"

    Thèm quá mức những thức ăn như cơm, bột mì, nước ngọt...là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang hỏi lượng đường rất lớn.

    Bệnh nhân tiểu đường do thiếu isulin nên không điều tiết được đường huyết, bột đường từ thức ăn không thể đi vào các mô mà ở lại trong máu khiến lượng đường trong máu cao (lượng đường này sau đó được bài tiết qua nước tiểu). Chính vì thế so với người bình thường, bệnh nhân tiểu đường thường xuyên thiếu năng lượng. Nếu kết hợp với tình trạng luôn thấy khát nước, tiểu nhiều thì có thể bệnh tiểu đường đã ghé thăm bạn.

    6. Lúc nào cũng thấy mệt mỏi

    Lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi là dấu hiệu của sự suy nhược.

    Ban ngày đi làm thấy mệt đã đành, tối đến bạn cũng uể oải khi ăn cơm, rồi thiếp đi khi bộ phim bạn yêu thích trên tivi đang ở đoạn hấp dẫn nhất. Đi khám, bác sĩ nói bạn không có bệnh gì, chỉ cần nghỉ ngơi nhiều hơn là sẽ khỏi. Bạn thực sự lo lắng vì biết rằng nghỉ ngơi chẳng giúp ích gì, dù mỗi ngày bạn đều ngủ rất nhiều.

    Mệt mỏi là dấu hiệu ban đầu của rất nhiều bệnh. Đó có thể là dấu hiệu rõ ràng nhất của sự phiền muộn, ung thư, mất ngủ, thiếu máu, huyết áp thấp, nhiễm virus, bệnh lupus, bệnh đa xơ cứng, viêm khớp, mất cân bằng tai trong, giảm glucoza huyết, tăng huyết áp, bệnh tim...

    Thay đổi ngay những thói quen sống tiêu cực sẽ dần giúp bạn lấy lại phong độ, nếu tình hình nghiêm trọng hơn hãy tới gặp bác sĩ.

    7. Nhịp tim nhanh dù đang không vận động hoặc nghỉ ngơi

    Nhịp tim nhanh đôi khi chỉ đơn giản là biểu hiện của cảm xúc (vui, buồn quá mức) hoặc vận động mạnh. Tuy nhiên, nhiều khi nghỉ ngơi mà nhịp tim vẫn cao thì nên chú ý. Đó có thể là tín hiệu của các bệnh lý tim mạch.

    Bình thường nhịp tim có thể thay đổi từng phút. Nó dao động từ 60 đến 100 nhịp trong một phút và phụ thuộc vào việc bạn đang hoạt động như thế nào? (đứng, ngồi, nằm thư giãn, căng thẳng, stress...) Khi nghỉ ngơi là lúc trái tim của bạn ở trạng thái bình ổn nhất, khi đó nhịp tim chỉ trong khoảng 60 - 70 nhịp/phút.

    Vậy nguyên nhân nào dẫn đến nhịp tim khi nghỉ ngơi tăng cao? Theo nghiên cứu, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim, trong đó có gen và quá trình lão hóa.

    Đặc biệt, nếu trước đây bạn thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, stress thì cơ thể sẽ đáp ứng lại bằng cách sản xuất nhiều hormone adrenaline hơn để điều hòa. Hormone này gây co mạch, kích thích tim đập nhanh hơn, do đó làm tăng nhịp tim, nếu adrenaline được tiết ra thường xuyên cũng sẽ khiến nhịp tim khi nghỉ ngơi tăng lên.

    Theo Cheatsheet

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ