Các chuyên gia Samsung chia sẻ công nghệ phía sau độ bền bỉ cao của bộ đôi smartphone gập Galaxy Z Fold3 và Z Flip3
Những cải tiến về độ bền này không chỉ có ích cho những khách hàng dùng smartphone màn hình gập của Samsung mà còn mở rộng cánh cửa để loại sản phẩm này trở nên phổ biến, thay thế được smartphone truyền thống trong tương lai.
Vấn đề "nhức nhối" nhất với các sản phẩm smartphone màn hình gập ngay từ khi được ra mắt là độ bền của chúng. Có nhiều thành phần cơ học chuyển động hơn, trong đó có một thành phần rất tinh vi và dễ hỏng hóc là màn hình khiến các thế hệ đầu tiên của loại smartphone này liên tục gặp lỗi.
Mặc dù là một trong những người đi tiên phong trong công nghệ smartphone màn hình gập, Samsung cũng đã gặp khó khăn trong lần thử đầu tiên. Chiếc Galaxy Fold 1 có phần bản lề yếu đi theo thời gian, cùng với đó là bị lọt bụi vào trong khiến màn hình xuất hiện điểm chết hoặc thậm chí hỏng hoàn toàn.
Tuy vậy "vạn sự khởi đầu nan", hãng điện tử Hàn Quốc tiếp tục phát triển các công nghệ mới để tăng độ bền trên smartphone màn hình gập của mình. Tất cả được áp dụng vào dòng Z Fold3 và Z Flip3 mới nhất, giúp chúng có khả năng chống cấn móp, chống nước và tính bền bỉ của màn hình cao nhất thị trường smartphone màn hình gập hiện nay.
Để làm rõ hơn về các nâng cấp dường như là "vô hình" nhưng lại rất quan trọng này, Samsung đã tổ chức một buổi gặp mặt giữa giới truyền thông của Đông Nam Á với các chuyên gia của hãng.
Phía chuyên gia từ Samsung bao gồm ông Jinhwan Jeong - kỹ sư chuyên về vật liệu trên các sản phẩm di động; ông Minsu Jung - kỹ sư cơ khí đằng sau smartphone màn hình tràn viền đầu tiên của hãng (Galaxy S8), hệ thống camera xoay (Galaxy A80) và giờ là hệ thống bản lề của các smartphone màn hình gập; và ông Carl Nordenberg là Giám đốc cấp cao tại Samsung Electronics khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương.
Vật liệu nhôm gia cố (Armor Aluminum)
Với các dòng sản phẩm cao cấp của mình bao gồm Galaxy S22 series, Galaxy Z Fold3 và Z Flip3, Samsung đã sử dụng một vật liệu mới để làm vỏ ngoài của máy tên là Nhôm gia cố (Armor Aluminum), có độ bền cao nhất trong các hợp kim của nhôm, với con số chính xác là 10% so với Galaxy Z Fold2.
Vật liệu này có vai trò chống chịu các lực tác động bên ngoài, chống cấn móp nếu người dùng có không may làm rơi máy. Ở các dòng máy có màn hình gập thì Nhôm gia cố được áp dụng ở cả các mặt bên và phần bên ngoài của bản lề, bảo vệ máy ở tất cả các góc cạnh.
Thiết kế bản lề ẩn (Hideaway Hinge)
Bản lề là thành phần quan trọng nhất của các smartphone màn hình gập, và vẫn liên tục được Samsung nâng cấp qua từng thiết bị. Từ Galaxy Z Fold2 đến Fold3 phần bản lề có tên là Bản lề ẩn (Hideaway Hinge), có thể giữ 2 nửa của thiết bị một cách cố định để cho cảm giác cầm nắm chắc chắn và cho phép sử dụng ở bất cứ góc mở nào (Flex Mode).
Phía bên trong các bản lề cũng được trang bị các chổi siêu nhỏ, sẽ "quét" những hạt bụi trong quá trình đóng mở để chúng không thể xâm nhập vào bên trong, có thể làm hỏng các linh kiện điện tử và màn hình.
Khả năng kháng nước cao IPX8
Một thế mạnh lớn của smartphone truyền thống đối với smartphone màn hình gập trong những thế hệ đầu là khả năng kháng nước. Do có thiết kế với nhiều thành phần di chuyển, smartphone màn hình gập khó có thể chặn được nước, hơi ẩm từ bên ngoài xâm nhập vào trong.
Galaxy Z Fold3 và Z Flip3 không những đạt được chuẩn kháng nước đầu tiên dành cho smartphone gập, mà còn ở chuẩn cao IPX8 tương đường với các smartphone cao cấp nhất. Hãng làm được điều này bằng cách phủ keo cao su chống nước lên các thành phần điện tử quan trọng bên trong máy. Phần bản lề cũng được thêm dung dịch chống ăn mòn và dầu bôi trơn để không bị rỉ, kém dần đi sau thời gian dài sử dụng.
Như đã đề cập, những phát kiến này sẽ rất có lợi với các khách hàng của smartphone màn hình gập của Samsung, giúp họ cảm thấy yên tâm hơn trong quá tình sử dụng hàng ngày; nhưng bên cạnh đó cũng giúp nâng cấp chất lượng của loại sản phẩm này nói chung, tiến tới một tương lai mà chúng có thể thay thế được hoàn toàn smartphone "hình chữ nhật" hiện nay.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao cây cối gãy đổ ngổn ngang sau bão Yagi, chỉ riêng cây cau là đứng vững?
Cau có thể tồn tại ở các quốc gia giáp Thái Bình Dương, từ kỷ Phấn trắng cho tới ngày nay, bởi tiến hóa đã trang bị cho loài cây này những đặc tính để đứng kiên cường trong gió bão.
Loài cá 50 triệu năm tuổi này đã khiến các nhà khoa học bối rối trong suốt 200 năm!