Các cửa hàng bán lẻ đang đưa vào thử nghiệm công cụ giám sát của cảnh sát

    PV,  

    Sớm thôi, robot tại các cửa hàng bán lẻ sẽ có thể chào bạn bằng tên.

    Thật là kỳ diệu, đó chính là khoảnh khắc lịch sử,” Joseph Atick thốt lên khi nhớ lại khoảnh khắc năm 1994 khi chiếc máy tính mà ông và đồng nghiệp tạo ra tại đại học Rockefeller thành công nhận diện được khuôn mặt chủ nhân.

    Khi từng người trong những nhà toán học này giới thiệu bản thân, giọng nói cứng nhắc của chiếc máy vang lên đáp lại họ, “Tôi thấy Joseph… Tôi thấy Paul…Tôi thấy Norman.” Atick, giờ là người điều hành một tổ chức phát triển công nghệ nhận diện, đã nói rằng “Chúng tôi lúc đó chưa hề nhận ra chúng tôi vừa làm được những gì”.

    Giờ hãy tiến tới hai thế kỷ sau và hình dung một ma-nơ-canh biết nói có thể chào khách hàng bằng tên khi cô bước vào cửa hàng yêu thích, thông báo cho cô rằng những mẫu quần hợp với chiếc áo choàng cô mua tuần trước đã được đánh dấu lại.

    “Nó đã sẵn sàng rồi – giờ việc chúng ta có thể nhìn thấy công nghệ này trong những khu thương mại và hơn thế nữa chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi” là lời phát biểu của Werner Goetz, một nhà phân tích của Gartner, người đã viết một bài báo cáo về việc sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt và các công nghệ kiểm soát khác tại các nơi bán lẻ, casino và công viên giải trí.

     Chiếc gương tương tác được trưng bày tại hội nghị của Hiệp hội các nhà bán lẻ vào ngày 18.01.2016 tại New York, Mỹ.

    Chiếc gương tương tác được trưng bày tại hội nghị của Hiệp hội các nhà bán lẻ vào ngày 18.01.2016 tại New York, Mỹ.

    Một vài công nghệ mới đã được đưa ra tại buổi Big Show thường niên của Hiệp hội các nhà bán lẻ tại New York và buổi triển lãm các sản phẩm điện gia dụng quốc tế tại Las Vegas, cả hai đều được tổ chức vài tháng giêng. NEC tại Tokyo tự tin nhận rằng phần mềm NeoFace của họ có thể nhận diện khuôn mặt chỉ trong nháy mắt, dù là từ trong một đám đông và trong video độ phân giải thấp.

    Allen Ganz, người đứng đầu chi nhánh NEC mỹ chịu trách nhiệm đưa công nghệ sinh trắc học này đến với các công ty trong thị trường, cũng nói rằng Sản phẩm vốn được phát triển cho mục đích thi pháp này giờ đang được đưa vào sử dụng trong ngành bán lẻ. “Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ phía các nguồn bán hàng online, các đơn vị bán lẻ cũng cần phải khôn khéo hơn trong cách họ tương tác với khách hàng,” ông nhận định.

    “Đây là kiểu dữ liệu mới cho các cửa hàng bán lẻ, và một khi nguồn thông tin này được tận dụng triệt để, nó sẽ dễ dàng gây thích thú đến nghiện.” Ganz không cho biết cửa hàng nào sẽ là nơi đầu tiên đưa NeoFace vào sử dụng trong thực tế.

    Tại buổi triển lãm của Hiệp hội các nhà bán lẻ, dự án khởi nghiệp EyeQ của Austin đã thử nghiệm một hệ thống có khả năng nhận diện những đặc điểm cơ thể - ví dụ như phân biệt giữa khách hàng nam và nữ - và tùy chỉnh các thông điệp kỹ thuật số hiển thị trong cửa hàng cho phù hợp.

    Công ty này không trả lời những yêu cầu phỏng vấn của phóng viên. Tom Litchford, phó giám đốc công nghệ bán lẻ tại Hiệp hội, đã gọi công nghệ marketing cá nhân này là “chén thánh” của cả ngành công nghiệp.

    Tới năm 2020, doanh thu của các công cụ nhận diện khuôn mặt được dự đoán là sẽ đạt tới 6.2 triệu đô trên toàn thế giới, tăng mạnh từ dự đoán năm ngoái là 2.8 triệu, theo trang MarketandMarkets. Hiện tại gần 30% các nhà bán lẻ tại U.K đang sử dụng công nghệ này, theo một công ty tư vấn công nghệ máy tính và IT đang làm việc với các cửa hàng.

    Nhận xét từ phía các chuyên gia phân tích tại Bloomberg Intelligence và các chuyên gia trong ngành cho thấy những hệ thống bán lẻ lớn, bao gồm Walmart, Giorgio Armani và Macy’s tại U.S, Benetton Group tại U.K hay Alibaba và Baidu tại châu Á, cũng đang tìm hiểu và thậm chí là đang thử nghiệm công nghệ nhận diện khuôn mặt và các công cụ kiểm soát khác.

    Chỉ riêng có Macy’s và Benetton đồng ý trả lời những câu hỏi phỏng vấn; cả hai đều phủ định việc đang sử dụng công nghệ này trong các cửa hàng của họ. “Rất nhiều nhà bán lẻ e ngại phản ứng dữ dội có thể gặp phải khi họ tiết lộ ra.” Bryan Roberts, giám đốc công ty tiếp thị bán lẻ TTC Global tại London cho biết.

    “Bạn có thể thu thập dữ liệu trong im lặng, nhưng một khi người tiêu dùng phát hiện họ đang bị theo dõi bởi các trung tâm mua sắm, họ sẽ do dự trong việc quay trở lại lần sau.”

    Trong khi những người ủng hộ quyền riêng tư lý luận rằng các nhà bán lẻ nên được yêu cầu phải có được sự đồng ý của khách hàng trước khi đưa chúng vào cơ sở dữ liệu sinh trắc học, thực tế là các công ty chỉ bị hạn chế một chút về mặt luật pháp, ít nhất tại Mỹ là như vậy. Chỉ có các bang Illinois, Texas và Connecticut là có các bộ luật quy định về việc sử dụng các công nghệ này.

    Tòa án có thể đưa ra một số các giới hạn cho việc sử dụng công nghệ nhận diện. Facebook hiện đang phải đối mặt với một vụ kiện lớn cáo buộc công ty này đã “bí mật tích lũy cơ sở dữ liệu tư nhân lớn nhất thế giới về thông tin sinh trắc học của khách hàng” cho mục đích tag ảnh. Thẩm phán liên có lẽ sẽ sớm đưa ra quyết định có nên bác bỏ cáo buộc này hay không, bởi khiếu nại dựa trên Đạo luật sinh trắc học của bang Illinois đã bị phản bác lại nhờ có bản thỏa thuận người tiêu dùng của Facebook.

    Jay Edelson, luật sư chính của bên nguyên đơn trong vụ kiện này dự đoán là kết quả sẽ có tác động khá sâu rộng. “Vụ kiện này có thể thay đổi mọi thứ,” ông nói. Người phát ngôn của Facebook, bà Genevieve Grdina nhận định, “Vụ kiện này thật không có đạo đức, và chúng tôi sẽ làm hết sức để biện hộ cho chính mình.”

    Người đàn ông đã bắt đầu tất cả những chuyện này lại không ngại có một chút giới hạn được đặt ra. Atick nói: “Người tiêu dùng chưa hiểu được sức mạnh của một chiếc máy có thể nhận diện con người và ảnh hưởng của sức mạnh đó tới cuộc sống của nhân loại nếu nó rơi vào tay kẻ xấu.”

    Theo CafeBiz / Trí Thức Trẻ

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ