VOV.VN - Thỏa thuận hợp tác chống tin giả được công bố tại Hội nghị an ninh Munich đang diễn ra tại miền Nam nước Đức, trong bối cảnh năm 2024 được xem là năm quan trọng đối với các cuộc bầu cử trên toàn cầu.
- Clip demo AI Sora tạo ra được rò rỉ, chất lượng chân thực đến mức có thể làm người dùng nghi ngờ về thực tại
- 3 tuần với Galaxy S24 Ultra: AI đúng là giúp cuộc sống dễ dàng hơn đấy, nhưng còn gì thú vị nữa không?
- Quá đau buồn vì bị chia tay, "người yêu cũ" AI được tạo nên để khỏa lấp nỗi buồn người ở lại
- “Tâm sự” với chatbot AI, coi chừng bị lộ dữ liệu cá nhân
- OpenAI giới thiệu Sora, AI tạo video chỉ bằng văn bản: chất lượng quá chân thực đến mức làm chấn động giới dựng phim
Một nhóm gồm 20 công ty công nghệ hàng đầu thế giới, trong đó có những “Gã khổng lồ” như Meta, Microsoft, Google hay Open AI vừa ký Hiệp định hợp tác chống tin giả do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra.
Theo thỏa thuận, các bên liên quan sẽ đưa ra giải pháp để phát hiện, gắn nhãn, kiểm soát hình ảnh, video và âm thanh do AI tạo ra nhằm đánh lừa cử tri. Nội dung do AI tạo ra có thể được chèn watermark hoặc gắn thẻ ngay từ dữ liệu nguồn, mặc dù các công ty công nghệ thừa nhận, tất cả các giải pháp như vậy đều có những hạn chế.
Hiện, Meta, Google và OpenAI đã nhất trí sử dụng một tiêu chuẩn watermark chung cho những hình ảnh do các ứng dụng AI tạo ra, chẳng hạn như ChatGPT của OpenAI, Copilot của Microsoft hay Gemini của Google (trước đây là Bard).
Ông Nick Clegg, Chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu của Meta - cho rằng, nỗ lực chống tin giả liên quan bầu cử cần có sự đồng lòng chung tay của tất cả các bên, bao gồm cả các nhà phát triển AI cũng như những người dùng thông thường. Theo ông, việc 20 công ty đăng ký tham gia chương trình này sẽ có tác động rất lớn.
Hiệp định trên được công bố trong bối cảnh quan ngại về nguy cơ AI can thiệp các cuộc bầu cử đang ngày càng gia tăng, khi hơn 30% dân số thế giới sẽ đi bỏ phiếu trong năm 2024. Các công ty công nghệ đang cùng nhau đối mặt thách thức, với hy vọng rằng sự hợp tác này sẽ đóng góp vào việc giữ gìn tính minh bạch và công bằng trong quá trình bầu cử toàn cầu.
Giám đốc điều hành OpenAI Samuel Atman cho biết, nỗi sợ hãi tồi tệ nhất là ngành công nghiệp công nghệ sẽ gây tổn hại cho thế giới. Điều đó có thể xảy ra theo nhiều cách khác nhau và đó cũng là lý do ra đời của OpenAi.
“Chúng tôi muốn bày tỏ tiếng nói của mình, cố gắng đánh giá và giảm thiểu các rủi ro. Một trong những lĩnh vực OpenAI quan tâm nhất là ngăn chặn các hành vi thao túng, phát tán thông tin sai lệch. Trong bối cảnh các cuộc bầu cử sắp tới gần, OpenAI hi vọng toàn bộ ngành công nghệ và các chính phủ có thể hợp tác với nhau để ngăn chặn các rủi ro”, ông Samuel Atman nói.
Một báo cáo công bố trước thềm Hội nghị an ninh Munich đã lần đầu tiên coi công nghệ là điểm nóng đối với an ninh toàn cầu. Theo báo cáo, các công nghệ hiện đại và nghiên cứu dựa trên chúng đã thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế trong những thập kỷ gần đây và mang lại sự thịnh vượng ngày càng tăng cho nhiều quốc gia.
Tuy nhiên, sản xuất chip và AI đang ngày càng trở thành vũ khí trong cạnh tranh địa chính trị và điều này có thể đe doạ tăng trưởng. Trong khuôn khổ Hội nghị an ninh Munich, dự kiến sẽ diễn ra các cuộc thảo luận về chính sách nhằm giải quyết những thách thức mới nổi này đối với an ninh toàn cầu.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín