Các hãng smartphone Trung Quốc tham vọng “bành trướng”và mở rộng sự hiện diện tại Châu Á

    Thiên Long,  

    Thị trường nội địa bão hòa đã thôi thúc các hãng smartphone Trung Quốc như Xiaomi, Oppo,... phải tự mình vươn ra biển lớn để kiếm tìm những “miền đất hứa”. Và Châu Á hiện đang là điểm dừng chân đầu tiên trên chuyến hành trình đó.

    Theo hãng nghiên cứu thị trường Counterpoint, các hãng sản xuất Trung Quốc đang tỏ rõ tham vọng bành trướng tầm ảnh hưởng tại các thị trường trong khu vực Châu Á và Châu Phi.

    Động thái trên không có gì lạ khi thị trường nội địa Trung Quốc trước đây từng được coi là mảnh đất màu mỡ thì nay đã giống như một “mảnh vườn” chật chội với đủ mọi loại cây chen chúc.

    Cũng bởi vậy, các hãng công nghệ và start-up Trung Quốc buộc phải chuyển hướng sang các thị trường mới nổi có tiềm năng phát triển doanh số và thị phần tốt hơn. Một số thị trường mới nổi sở hữu nhiềm tiềm năng khai phá tại Châu Á có thể kể đến như Ấn Độ, Việt Nam, Campuchia,…

    Và đó là lý do tại sao Xiaomi đang tấn công thị trường Ấn Độ hay Transsion Holding tại Châu Phi.

    Theo số liệu từ Counterpoint đưa ra trong năm 2017, Oppo đang dẫn đầu thị trường Châu Á với 15% thị phần, tiếp theo là Vivo với 13%, Xiaomi là 12%, Samsung hiện chỉ chiếm 12% và Huawei là 11%.

     Xiaomi - ông trùm phân khúc smartphone giá rẻ đang tham vọng bành trướng sang các thị trường trong khu vực như Ấn Độ, Việt Nam

    Xiaomi - ông trùm phân khúc smartphone giá rẻ đang tham vọng bành trướng sang các thị trường trong khu vực như Ấn Độ, Việt Nam

    Các hãng sản xuất smartphone Trung Quốc cũng là động lực tăng trưởng chính cho toàn bộ thị trường smartphone trong năm qua. Cụ thể, doanh số smartphone toàn cầu 2017 đã đạt 1,46 tỷ chiếc, tăng 6,5%.

    Trong năm 2018 này, hãng phân tích TrendForce dự báo, sản lượng smartphone toàn cầu có thể chạm ngưỡng 1,53 tỷ chiếc, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Các nhà sản xuất Trung Quốc đang dần thể hiện được năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm không hề thua kém các thương hiệu đi trước như Samsung hay Apple.

    Đáng chú ý, nhờ lợi thế giá rẻ và cấu hình hấp dẫn, những mẫu smartphone giá rẻ của các hãng như Xiaomi, Oppo hay Meizu luôn được coi là một “món hời” với người tiêu dùng tại các thị trường mới nổi.

    Tuy nhiên cũng bởi hướng tới phân khúc giá rẻ với tỷ suất lợi nhuận thấp nên dù bán đắt hàng đến đâu đi chăng nữa thì các thương hiệu Trung Quốc vẫn khó lòng cạnh tranh được với các ông lớn chuyên đánh vào phân khúc tầm trung và cao cấp, đem lại lợi nhuận cao ngất ngưởng.

    Nhưng khả năng lật độ các ông lớn không phải không có, điều quan trọng nhất với các hãng smartphone Trung Quốc bây giờ là giữ vững được uy tín và gây dựng được thương hiệu trong lòng người tiêu dùng về lâu dài.

    Tham khảo Shine

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ