Đã gần 50 năm kể từ khi các nhà du hành người Mỹ đặt những dấu chân đầu tiên lên Mặt Trăng. Những lá cờ họ đặt lúc đó đang bị phá hủy nghiêm trọng bởi sự khắc nghiệt trên Mặt Trăng.
Dưới đây là bức ảnh ghi lại khoảnh khắc lịch sử khi một phi hành gia Apollo đứng trên mặt trăng cùng với lá cờ Mỹ, tự hào tuyên bố rằng "nước Mỹ đang ở đây". Thật không may, tất cả sáu lá cờ mà họ cắm trên đó từ năm 1969 đến năm 1972 đều không còn trong trạng thái nguyên vẹn.
Các hình ảnh được chụp bởi Cơ quan Khảo sát Mặt Trăng của NASA năm 2012 cho thấy ít nhất 5 trong số 6 lá cờ vẫn đứng vững. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng ánh sáng mặt trời trong hàng thập kỷ đã làm mất màu sắc của những lá cờ. Giờ đây, có lẽ màu sắc trên những lá cờ đó hoàn toàn biến mất thậm chí còn tồi tệ hơn thế.
Mỗi lá cờ đều được dệt bằng sợi rayon bởi công ty Annin Flagmakers, chi phí mà NASA bỏ ra lúc đó là khoảng 5,50 USD (tương đương 32 USD thời điểm hiện tại).
Trên bề mặt Trái Đất, những lá cờ bị mờ dần dưới ánh mặt trời. Đó là bởi vì tia cực tím không bị hấp thụ hoàn toàn bởi bầu khí quyển và nó phá vỡ các sợi dệt cũng như màu sắc. Mặt Trăng không có bầu khí quyển để hấp thụ ánh sáng mặt trời và cũng không có bóng râm để che chắn. Điều này có nghĩa là những lá cờ trên đó tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và bức xạ khủng khiếp trong thời gian dài.
Trong một bài viết vào tháng 7 năm 2011 cho tạp chí Smithsonian Air & Space, nhà khoa học nghiên cứu mặt trăng Paul Spudis giải thích:
"Trong toàn bộ chương trình Apollo, các phi hành gia đã cắm sáu lá cờ Mỹ trên Mặt Trăng. Trong 40 năm, những lá cờ này đã phải chịu sự khắc nghiệt của môi trường trên Mặt Trăng. Liên tục 14 ngày nắng nóng với nhiệt độ 100°C rồi 14 ngày trong đêm tối lạnh giá với nhiệt độ -150 độ C tối (Một ngày trên Mặt Trăng kéo dài khoảng 28 ngày Trái Đất).
Sự phá hủy còn được gây ra bởi bức xạ tia cực tím cường độ mạnh (UV) từ ánh sáng mặt trời trực tiếp. Ngay cả trên trái đất, màu sắc của một lá cờ trong ánh sáng mặt trời nhiều năm cũng sẽ dần dần biến mất.
Vì vậy, những biểu tượng huy hoàng về thành tựu khoa học trên Mặt Trăng của người Mỹ đã được tẩy bởi bức xạ tia cực tím của ánh sáng mặt trời trực tiếp. Thậm chí, một số trong đó đã bắt đầu phân hủy và tan rã".
Liệu chúng ta sẽ trở lại Mặt Trăng?
Đã có rất nhiều sự phát triển vượt bậc về khoa học công nghệ, NASA đang nỗ lực để đưa các phi hành gia vào sâu hơn trong vũ trụ, dự kiến sẽ là sao Hỏa vào năm 2033. Chúng ta có thể có hy vọng vào một số sứ mệnh mới trên Mặt Trăng.
Ông trùm công nghệ Elon Musk sẽ đưa hai người bay vòng quanh Mặt Trăng bằng tên lửa của SpaceX trong năm 2018.
Nhà sáng lập Amazon.com, Jeff Bezos, người sở hữu công ty tên lửa Blue Origin cũng đang háo hức lên Mặt Trăng.
Cuộc thi Google Lunar XPRIZE diễn ra vào cuối năm 2017 sẽ chứng kiến năm đội thi cạnh tranh giải thưởng trị giá 20 triệu USD. Nhiệm vụ của họ là đưa robot hạ cánh xuống Mặt Trăng và phát về Trái Đất nhưng cảnh quay độ nét cao.
Giải thưởng Di sản Apollo trị giá 4 triệu USD sẽ giành cho bất kỳ đội nào có thể ghi lại đoạn video trực tiếp đầu tiên hoặc hình ảnh toàn cảnh từ Apollo 11, 12, 14, 15, 16 hoặc 17 trên Mặt Trăng.
Nếu thành công, chúng ta có thể hy vọng một lá cờ mới sẽ được đặt trên đó.
Tham khảo Science Alert
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android